NASA tiết lộ sứ mệnh của tàu thăm dò sao Hỏa kế tiếp

Tàu thăm dò sao Hỏa tiếp theo của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ được phóng vào năm 2020 với sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của sự sống và lấy mẫu đá trên hành tinh đỏ để gửi về Trái đất.

Tàu thăm dò sao Hỏa tiếp theo của NASA được đặt tên là Mars 2020. Tàu thăm dò mới sẽ sử dụng hệ thống hạ cánh tương tự như tàu thăm dò Curiosity để đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ. Ngoài ra, nó cũng sẽ sử dụng một số bộ phận của tàu thăm dò hiện tại để tiết kiệm thời gian và kinh phí khi thiết kế tàu thăm dò mới.

Tàu thăm dò Mars 2020 ước tính có trị giá khoảng 1,5 tỷ USD – thấp hơn 1 tỷ USD so với chi phí phát triển tàu thăm dò Curiosity. Sứ mệnh chính của tàu thăm dò mới là tìm kiếm dấu hiệu của sự sống và lấy mấu đá trên hành tinh đỏ để chuẩn bị cho sứ mệnh đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030 theo kế hoạch của Tổng thống Mỹ Barack Obama.


Mô hình tàu thăm dò sao Hỏa Mars 2020 của NASA

Sứ mệnh của tàu thăm dò Mars 2020 sẽ nối tiếp sứ mệnh của tàu thăm dò Curiosity và các tàu thăm dò sao Hỏa khác của NASA. Hai tàu thăm dò Spirit và Opportunity cùng một số vệ tinh đã phát hiện thấy bằng chứng của nước từng tồn tại trên hành tinh đỏ, trong khi tàu Curiosity mới đây đã khẳng định môi trường trong quá khứ trên sao Hỏa có thể phù hợp để vi khuẩn phát triển.

Theo nhóm khoa học của NASA, sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa là bước logic tiếp theo. Tàu thăm dò mới sẽ sử dụng các thiết bị chụp hình, phân tích khoáng chất và các thành phần hóa học để tìm hiểu môi trường quanh địa điểm mà nó đáp xuống trên bề mặt hành tinh đỏ.

Tiến sĩ Jack Mustard, người đứng đầu nhóm khoa học của NASA, cho biết: “Sứ mệnh thiết kế ban đầu của Mars 2020 không phải là xác định sự sống đã từng tồn tại trên sao Hỏa. Nhưng những phát hiện gần đây của tàu thăm dò Curiosity cho thấy sự sống dường tư đã từng tồn tại trên hành tinh này và chúng ta nên bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu của sự sống”.

Tàu thăm dò Mars 2020 cũng được giao nhiệm vụ lấy khoảng 31 mẫu đất đá và đóng thành gói để mang về Trái đất bằng một tàu thăm dò khác được phóng lên sao Hỏa sau đó. Những mẫu này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hành tinh đỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News