NASA trồng thành công cải củ trong không gian

Các phi hành gia lần đầu thu hoạch cải củ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế như một phần trong nỗ lực sản xuất cây lương thực ngoài không gian.

Hôm 30/11, phi hành gia Kate Rubins của NASA đã thu hoạch 20 cây cải củ mọc trong Môi trường Thực vật Tiên tiến (APH) trên ISS. Cô cẩn thận gói từng cây trong giấy bạc và đặt vào trong kho lạnh để bảo quản cho đến khi chúng được đưa trở về Trái đất trong sứ mệnh Dịch vụ Tiếp tế Thương mại lần thứ 22 của SpaceX vào năm 2021.

NASA trồng thành công cải củ trong không gian
Phi hành gia Kate Rubins chụp hình bên cạnh buồng trồng cải củ trên ISS. (Ảnh: NASA).

Thí nghiệm mang tên Plant Habitat-02 (PH-02) là lần đầu tiên NASA trồng cải củ trên quỹ đạo. Loài thực vật này được lựa chọn vì chúng cần ít sự chăm sóc nhưng phát triển nhanh (có thể thu hoạch chỉ sau 27 ngày) và rất giàu dinh dưỡng.

"Cải củ khác với các loại rau xanh mà NASA đã trồng trên ISS trước đây. Việc thử nghiệm nhiều giống cây giúp chúng tôi xác định loại thực vật nào phát triển mạnh trong môi trường vi trọng lực, đồng thời cung cấp sự đa dạng trong thực đơn và cân bằng dinh dưỡng tốt nhất cho các phi hành gia trong những sứ mệnh dài hạn trên ISS", Nicole Dufour, người quản lý chương trình APH của NASA tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, cho biết.


Video timeslape ghi lại quá trình phát triển của cải củ trên ISS. (Video: NASA).

Mục đích của thí nghiệm còn nhằm tối ưu hóa quy trình chăm sóc để tạo ra cây trồng chất lượng nhất. Không giống như các thí nghiệm trước đây trong Hệ thống sản xuất rau (Veggie) và APH của NASA khi sử dụng vật liệu đất sét xốp được trộn sẵn với một loại phân giải phóng chậm, thử nghiệm này dựa trên lượng khoáng chất được cung cấp nhất định, cho phép so sánh chính xác các chất dinh dưỡng được cung cấp với chất dinh dưỡng do cây hấp thụ.

Buồng trồng cây còn sử dụng đèn LED màu đỏ, xanh dương, xanh lá cây và đèn LED trắng phổ rộng để cung cấp nhiều loại ánh sáng kích thích cây phát triển. Hệ thống điều khiển tinh vi cung cấp nước, trong khi các camera và hơn 180 cảm biến cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi sự phát triển của cây cũng như điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ và nồng độ carbon dioxide.

"Việc trồng thành công thêm một loại cây lương thực mới ngoài không gian mang đến niềm vui lớn vì những gì chúng tôi học được có thể hỗ trợ NASA trong những sứ mệnh xa nhà dài hạn như đưa con người chinh phục sao Hỏa và quay trở lại Trái đất", Dufour nhấn mạnh về tầm quan trọng của thí nghiệm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc trở thành nước thứ 2 sau Mỹ cắm cờ trên Mặt trăng

Trung Quốc trở thành nước thứ 2 sau Mỹ cắm cờ trên Mặt trăng

Trung Quốc đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới cắm được quốc kỳ trên Mặt trăng, hơn 50 năm sau khi Mỹ lần đầu tiên thực hiện kỳ tích này.

Đăng ngày: 07/12/2020
Tàu vũ trụ 40 năm tuổi nhận được tín hiệu lạ

Tàu vũ trụ 40 năm tuổi nhận được tín hiệu lạ

Voyager ghi nhận chùm tia electron lạ phát ra từ khu vực xung quanh Mặt trời.

Đăng ngày: 07/12/2020
Tàu vũ trụ Nhật Bản đem mẫu vật tiểu hành tinh về Trái đất

Tàu vũ trụ Nhật Bản đem mẫu vật tiểu hành tinh về Trái đất

Khoang tàu nhỏ chứa những mảnh nguyên thủy của tiểu hành tinh Ryugu tiếp đất vào chiều ngày 5/12 ở vùng hẻo của Australia.

Đăng ngày: 07/12/2020
Thiên thạch hiếm thấy phát nổ trên bầu trời New York

Thiên thạch hiếm thấy phát nổ trên bầu trời New York

Một thiên thạch đã lao vút qua bầu trời New York, Mỹ gây ra vụ nổ lớn kèm theo các tia lửa chớp sáng trên hồ Ontario ở Canada.

Đăng ngày: 04/12/2020
Kính viễn vọng Úc lập bản đồ 3 triệu thiên hà, hi vọng vén màn bí ẩn vũ trụ

Kính viễn vọng Úc lập bản đồ 3 triệu thiên hà, hi vọng vén màn bí ẩn vũ trụ

Các nhà khoa học Úc sử dụng một kính thiên văn ở phía tây Úc hẻo lánh để lập bản đồ 3 triệu thiên hà trong vũ trụ chỉ trong 300 giờ, kỳ vọng vén màn những bí ẩn của vũ trụ.

Đăng ngày: 03/12/2020
Tàu vũ trụ Hằng Nga 5 hạ cánh thành công xuống Mặt trăng

Tàu vũ trụ Hằng Nga 5 hạ cánh thành công xuống Mặt trăng

Theo Tân Hoa xã, tàu thăm dò Hằng Nga 5 (Chang’e-5) của Trung Quốc đã hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng vào lúc 23h11 (giờ Bắc Kinh) đêm 1/12 để thực hiện nhiệm vụ thu thập các mẫu đất đá.

Đăng ngày: 02/12/2020
Đá thiên thạch: Hiểu đúng để không bị lừa

Đá thiên thạch: Hiểu đúng để không bị lừa

Đá thiên thạch không có giá trị trao đổi vật chất cũng như tâm linh. Nó chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học. Việc tin theo lời đồn thổi để mua bán loại đá này sẽ gặp rất nhiều rủi ro.

Đăng ngày: 02/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News