NASA vô tình chụp được tương lai của "quái vật" chứa Trái đất
Vật thể khổng lồ màu đỏ cam hiện ra trong dữ liệu thu thập bởi siêu kính viễn vọng không gian James Webb có thể chính là hình ảnh của thiên hà "quái vật" của chúng ta 5 tỉ năm sau.
Kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành chính vừa ghi nhận một thiên hà lạ lùng mang tên NGC 3256. Nó khổng lồ, có màu đỏ cam, xoáy cực gắt với các tua dài chứa đầy bụi và sao, tỏa sáng như một con bạch tuộc rực rỡ.
Theo tờ Space, các nhà khoa học gọi nó là "đống đổ nát từ cuộc đụng độ của các Titan vũ trụ". Titan là những vị thần khổng lồ sơ khai trong thần thoại Hy Lạp. Hai thiên hà cổ đại từng tạo nên NGC 3256 cũng vậy.
NGC 3256 có thể là tương lai của cặp đôi "quái vật" Ngân Hà - Tiên Nữ - (Ảnh: NASA).
Nói cách khác, NGC 3256 dị biệt vì nó là tàn tích của một vụ sáp nhập thiên hà chưa quá lâu trước khoảnh khắc mà James Webb bắt được, khi thiên hà mới hình thành từ sự kiện đó hãy còn hỗn loạn.
Màu cam đỏ của thiên hà trong hình ảnh vừa được NASA phát hiện là dấu hiệu của sự hình thành các ngôi sao trẻ mạnh mẽ, phát ra ánh sáng hồng ngoại. James Webb chính là một công cụ để nắm bắt tia hồng ngoại cực tốt từ không gian sâu.
Thiên hà này cực lớn bởi là kết quả vụ đụng độ của hai thiên hà thuộc nhóm "quái vật" trong vũ trụ, tức to lớn giống thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà).
"Nghiên cứu về những vụ va chạm vũ trụ này có thể cung cấp cho các nhà thiên văn rất nhiều điều về cách các thiên hà giống Ngân Hà của chúng ta phát triển bằng cách hợp nhất với các thiên hà khác" - các nhà khoa học NASA cho biết.
Vì sự tăng trưởng thiên hà theo cách này cũng dẫn đến sự hợp nhất và lớn lên của các lỗ đen nên việc nghiên cứu thiên hà đỏ cam này cũng giúp giải quyết bí ẩn về các lỗ đen quái vật to lớn nhất, có thể to bằng hàng triệu cho đến hàng tỉ Mặt trời.
Với chúng ta, đó có thể là "cửa sổ thời gian" nhìn vào quá khứ lẫn tương lai: Ngân Hà được cho là đạt được kích thước khủng khiếp này nhờ trên dưới 20 vụ sáp nhập thiên hà.
Trong tương lai, có 2 vụ sáp nhập được dự đoán là cuộc đối đầu với thiên hà vệ tinh Đám mây Magellan Lớn và thiên hà khổng lồ Tiên Nữ (Andromeda), xảy ra vào khoảng 2 tỉ và 4-5 tỉ năm sau.
Trong đó, cuộc đụng độ Ngân Hà - Tiên Nữ được dự báo sẽ giống với sự kiện vừa được quan sát, bởi cả hai đều là những "Titan" trong thế giới thiên hà.
Các vụ va chạm thiên hà thường không hủy hoại các thiên thể bên trong nó mà ngược lại còn kích thích hình thành sao mới mạnh mẽ, tuy nhiên cũng có khả năng cao nó làm thay đổi vị trí của hệ Mặt trời và từng hành tinh bên trong hệ.
Kịch bản không may được dự đoán là Trái đất có thể bị văng khỏi "vùng sự sống" và bị tuyệt chủng, nếu như 5 tỉ năm sau sự sống vẫn còn tồn tại ở đây.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô
