nCoV gây tổn thương chưa từng thấy cho tim

nCoV cắt đứt các sợi cơ tim thành đoạn ngắn, gây rối loạn nhịp tim, để lại nhiều hậu quả lâu dài, theo nghiên cứu mới tại Mỹ.

Hiện tượng này chưa từng quan sát trước đây.

Covid-19 được xác định là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ngay từ khi mới xuất hiện. Song, nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ chứng minh đây có thể được coi là một bệnh tim mạch. Nghiên cứu đăng trên tạp chí bioRxiv hôm 25/8, được truyền thông đưa tin vào tháng 9.

Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy tác động của Covid-19 tới các hệ cơ quan, trong đó có tim, đường tiêu hóa, thận. Virus gây rối loạn chức năng tim ở 50% bệnh nhân, trong đó có cả bệnh nhân nhẹ, không có tiền sử tim mạch.

Trong nghiên cứu mới dựa trên phương pháp nuôi cấy tế bào, nhóm khoa học từ Viện Gladstone, San Francisco thêm nCoV vào tế bào tim người nuôi cấy tại phòng thí nghiệm. Kết quả khiến nhóm ngạc nhiên. nCoV cắt các sợi cơ dài, giúp duy trì nhịp tim, thành những đoạn ngắn.

Đây không phải lần đầu nhóm chứng kiến các sợi cơ tim bị virus cắt ngắn. Trước đó, hiện tượng tương tự từng được quan sát trong mô tim của bệnh nhân Covid-19 đã tử vong.

"Trong giai đoạn đầu nghiên cứu, chúng tôi phát hiện rất nhiều tế bào tim có những biểu hiện kỳ lạ", Todd McDevitt, điều tra viên cao cấp của nghiên cứu nói. "Những gì chúng tôi quan sát được hoàn toàn bất thường. Trong nhiều năm nghiên cứu tế bào cơ, tôi chưa từng thấy hiện tượng nào tương tự".

nCoV gây tổn thương chưa từng thấy cho tim
Cơ tim đang bị tấn công bởi nCoV. (Ảnh: Gladstone).

"Rối loạn tơ cơ khiến các tế bào cơ tim không thể hoạt động bình thường", Tiến sĩ Bruce Conklin, một điều tra viên cao cấp khác trong nghiên cứu cho biết.

Theo Conklin, thông tin DNA hạt nhân bị thiếu ở rất nhiều tế bào tim bệnh nhân Covid-19. Tức các tế bào này không thể hoạt động bất kỳ chức năng nào một cách bình thường, gây ảnh hưởng tương đương tình trạng chết não.

"Chúng tôi tin hiện tượng này chỉ xảy ra với riêng bệnh nhân Covid-19. Đây có thể là lý do nhiều người nhiễm nCoV bị tổn thương tim kéo dài", ông giải thích.

Kết quả bổ sung vào các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của Covid-19 tới sức khỏe tim mạch, ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi một thời gian dài.

Nghiên cứu tại Đức hồi tháng 7 phát hiện khoảng 60% trong 100 bệnh nhân Covid-19 có dấu hiệu viêm tim, 18% gặp các vấn đề tim khác. Hơn 30% phải nhập viện, song không ai có các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu cho hay, khác với các cơ quan khác trong cơ thể, tim không có chức năng tái tạo mô. Nếu ai đó nhiễm nCoV, ngay cả khi bệnh nhẹ, vẫn có thể phát triển các vấn đề tim mạch nhiều năm sau đó.

"Phát triển được liệu pháp bảo vệ tim khỏi những tổn thương chúng tôi quan sát được trong nghiên cứu rất quan trọng", McDevitt nhận định. "Ngay cả khi không thể ngăn nCoV tấn công các tế bào, bạn vẫn có thể cho người bệnh uống thuốc để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực này xảy ra khi mắc bệnh".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giới khoa học Anh đánh giá tốt về vaccine Nga

Giới khoa học Anh đánh giá tốt về vaccine Nga

Kết quả thử nghiệm vắc xin Nga ở giai đoạn 2 mới được công bố cuối tuần trước. Các nhà khoa học Anh đánh giá nghiên cứu vắc xin Nga đáng khích lệ nhưng cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

Đăng ngày: 10/09/2020
Tìm ra phương tiện giúp con người không bị nhiễm coronavirus

Tìm ra phương tiện giúp con người không bị nhiễm coronavirus

Các nhà khoa học tại Đại học Karolinska ở Thụy Điển đã tìm thấy một kháng thể trung hòa kích thước nhỏ (nanobody) có thể ngăn chặn sự xâm nhập của coronavirus SARS-CoV-2 vào tế bào con người.

Đăng ngày: 09/09/2020
Vaccine Covid-19 của Nga ngăn ngừa mọi cấp độ lây nhiễm

Vaccine Covid-19 của Nga ngăn ngừa mọi cấp độ lây nhiễm

Trưởng nhóm phát triển vaccine Sputnik V nói rằng phản ứng miễn dịch của nhóm tình nguyện viên được tiêm đầu tiên cho thấy vaccine đủ sức chống lại bất kỳ cấp độ lây nhiễm nào.

Đăng ngày: 07/09/2020
Vaccine Covid-19 của Nga tạo kháng thể ở 100% người được tiêm thử

Vaccine Covid-19 của Nga tạo kháng thể ở 100% người được tiêm thử

Kết quả phản ứng kháng thể ở những người được tiêm thử nghiệm vaccine Sputnik V trong giai đoạn đầu được Moscow xem là câu trả lời cho những ai hoài nghi và chỉ trích.

Đăng ngày: 06/09/2020
Chỉ cần một loại vắc xin ngừa Covid-19 vì virus đột biến rất ít

Chỉ cần một loại vắc xin ngừa Covid-19 vì virus đột biến rất ít

Các nhà nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ kết luận virus SARS-CoV-2 đột biến rất ít sau khi so sánh 18.514 mẫu gen virus lấy tại 84 quốc gia. Nhưng họ vẫn chưa có lời giải đáp về chủng đột biến D614G thấy đầu tiên ở Trung Quốc rồi tàn phá châu Âu.

Đăng ngày: 05/09/2020
Hình ảnh của tế bào đường thở chứa nCoV

Hình ảnh của tế bào đường thở chứa nCoV

Hàng nghìn virus SARS-CoV-2 có cấu trúc nhỏ, tròn như quả bóng, bám lấy lông mao của tế bào đường thở.

Đăng ngày: 04/09/2020
Vaccine Covid-19 của Trung Quốc hoạt động như thế nào?

Vaccine Covid-19 của Trung Quốc hoạt động như thế nào?

Ad5-nCoV là vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới được cấp bằng sáng chế dù chưa hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Đăng ngày: 03/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News