Nepal hạ được con báo đã ăn thịt cả chục người

Các thợ săn Nepal đã bắn chết một con báo vốn là nỗi khiếp sợ của người dân trong vùng khi ăn thịt hơn một chục người trong năm ngoái tại khu vực phía Tây hẻo lánh của đất nước.

Lal Bahadur Saud, giám đốc cảnh sát quận Baitadi ở Bangladesh cho AFP biết rằng con báo đã bị một người dân nhốt trong chuồng bò vào giữa đêm và ông này đã nhanh chóng báo cáo về vụ việc với các thợ săn địa phương. Những người thợ săn đã khoan một lỗ vào căn nhà một tầng và bắn chết con báo.

"Dân làng cho chúng tôi biết rằng con báo ăn thịt người có một chấm trắng ở ngực. Chúng tôi đã thấy con báo chết cũng có dấu hiệu như thế. Chúng tôi tin mình đã hạ được nó" - Saud nói.

Nepal hạ được con báo đã ăn thịt cả chục người
Cộng đồng báo ở Nepal tăng lên trong 2 thập kỷ qua. (Nguồn: WWF/AFP)

Hồi tháng 11, giới chức địa phương đã mở cuộc săn lùng con báo, thủ phạm gieo rắc kinh hoàng cho nhiều ngôi làng nằm dọc theo hai bờ sông Mahakali.

Cảnh sát đã treo thưởng 25.000 rupee (300 USD) cho bất kỳ ai có thể tóm được con vật, dù sống hay chết, sau khi 100 sĩ quan cảnh sát và binh lính đã không thể bắt được nó.

"Trong ngày thứ Tư vừa qua, chúng tôi đã điều 20 cảnh sát tới gần nơi con báo được tìm thấy. Người dân địa phương rất sợ ra khỏi nhà vào đêm. Nhưng giờ họ đã có thể thở phào nhẹ nhõm" - Saud nói. Được biết các vụ tấn công xảy ra tại một khu vực nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt và có rừng bao phủ, chia cắt quanh cả chục ngôi làng.

Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đã đưa báo vào danh sách các loài "gần tuyệt chủng". Các chuyên gia nói rằng cộng đồng loài vật này đã suy giảm mạnh vì nạn săn trộm.

Trong số 3 loại báo của Nepal, những con báo tuyết thường được tìm thấy ở vùng đồi núi, trong khi các loại báo thường và báo mây lại sống ở các khu vực cận xích đạo hoặc trong các vùng đồi núi với rừng bao phủ.

Theo Mangal Man Shakya, chủ tịch Nhóm theo dõi Động vật hoang dã có trụ sở ở Kathmandu, Nepal hiện chưa tiến hành một cuộc khảo sát quy mô quốc gia về loài báo.

Nhưng ông nói rằng một số cuộc khảo sát nhỏ cho thấy cộng đồng báo đã tăng lên trong 2 thập kỷ qua, nhờ các nỗ lực bảo tồn và việc các cánh rừng đang dần mọc lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News