Nếu bạn có thắc mắc quá trình đồ ăn bị mốc như thế nào thì đây là câu trả lời cho bạn!

Đảm bảo sau khi xem video này, bạn sẽ không còn muốn lãng phí thực phẩm nữa đâu.

Không ít người trong chúng ta có thói quen soi "hạn" thực phẩm hay xem xét thật kĩ rồi mới quyết định có ăn chúng hay không? Bởi lẽ sẽ kinh hoàng biết mấy khi ta cắn 1 miếng thức ăn ngon lành rồi mới phát hiện ra, thực phẩm đó đã bị mốc...

Mặc dù theo chuyên gia nấm mốc - tiến sĩ Patrick Hickey, một số chủng loại thực phẩm như bánh mì, pho mát, trái cây... vẫn có thể sử dụng được nếu chúng ta biết cách xử lý.

Nhưng câu hỏi đặt ra hôm nay là bạn có thắc mắc quá trình đồ ăn chúng ta mốc như thế nào không?

Temponaut Timelapse đã đăng tải video time-lapse (kỹ thuật kết hợp giữa nhiếp ảnh và video nhằm tạo ra những đoạn clip tua nhanh) ghi lại quá trình thực phẩm bị mốc đầy chân thực và có phần "kích thích" này.

Để có được video này, họ đã phải dành ra rất nhiều ngày để quay lại quá trình "mốc" của nhiều loại thức ăn và trái cây phổ biến như dưa hấu, dâu tây, dứa...


Để dứa có thể bị nấm mốc ăn mòn như này mất khoảng 2 tháng.

Saprophyte (bao gồm thực vật hoại sinh, nấm, vi sinh vật) là nguyên nhân chính gây ra quá trình phân hủy của các vật chất hữu cơ đã chết.

Saprophyte có thể lan truyền trong không khí hoặc xâm nhập thức ăn qua trung gian.


Thời gian mốc của dâu tây là khoảng 19 ngày.

Một vài loại thức ăn có lớp ngoài khô, mịn là "bức tường chắn" tự nhiên ngăn không cho các loại nấm, vi khuẩn tiếp xúc với phần nhân của thức ăn.


Theo chuyên gia thuộc USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì những loại trái cây có ruột mềm, mọng nước như kiwi, dưa hấu đã cắt miếng rất dễ mốc.

Phần ruột của các loại trái cây mọng nước dễ phân hủy bởi độ ẩm trong các loại quả này cao nên nấm mốc dễ lây lan.

Trong khi đó, loại quả có vỏ dày như cam, táo vẫn là phần "khó nuốt" nhất của nấm mốc.

Một thống kê cho thấy, chúng ta đang vứt bỏ khoảng 19% tổng số lượng thức ăn ta đã mua - tương đương khoảng 7 triệu tấn thức ăn và đồ uống mỗi năm. Đây thực sự là 1 sự lãng phí lớn.

Vì thế, bạn hãy nhớ, để tránh thức ăn bị phân hủy đáng tiếc thì hãy nên mua vừa đủ và ăn hết ngay nhé!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News