Nếu bị mất tập trung, có thể bạn cần uống nước trước khi thấy khát

Mất nước nhẹ sẽ khiến hoạt động não bộ suy giảm, nhưng bạn có thể vẫn chưa thấy khát.

Nếu cảm thấy mất tập trung hoặc khó nghĩ, có thể bạn đang bị mất nước nhẹ. Một nghiên cứu đánh giá tổng hợp mới đây tìm thấy sự liên kết giữa tình trạng mất nước và hiệu suất kém trong các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung hoặc xử lý não bộ phức tạp.

Mặc dù ai cũng biết việc đảm bảo cơ thể có đủ nước (hay còn gọi là hydrat hóa) rất tốt trên nhiều khía cạnh, nghiên cứu mới dạng meta-analysis này được coi là tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất của khoa học. Nó sẽ khẳng định lại và xem xét kỹ hơn sự ảnh hưởng của mất nước đến hiệu suất não bộ.

Theo kết quả nghiên cứu trên tạp chí Y học & Khoa học thể thao, mất nước ở mức độ nhẹ, tương đương 2% khối lượng cơ thể có thể âm thầm gây ra hiệu ứng suy giảm hoạt động trí óc. Bởi vậy, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội bù nước sớm cho mình.


Nếu cảm thấy mất tập trung, có thể bạn cần uống nước trước khi cơn khát đến.

"Chúng tôi thấy rằng khi mọi người bị mất nước nhẹ, họ thực sự không làm tốt các nhiệm vụ đòi hỏi phải xử lý phức tạp hoặc các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều sự tập trung", Mindy Millard-Stafford, nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Georgia cho biết.

Millard-Stafford và đồng nghiệp Matthew Wittbrodt đã xem xét 33 nghiên cứu trước đây liên kết hiệu suất làm việc của não bộ với tình trạng mất nước.

Các nghiên cứu liệt kê 413 trường hợp mất nước nhẹ từ 1-6% trọng lượng cơ thể. Đối với một người trung bình nặng 60kg, đó là khoảng 0,6 - 3,6 kg.

Điều mà họ phát hiện ra là ở mức 2%, lượng nước mất đi làm bùng phát một sự sụt giảm hiệu suất tinh thần rõ rệt. Theo các chuyên gia, có thể mất 1 tiếng đồng hồ kể từ lúc cơ thể bạn bắt đầu mất nước cho đến thời điểm giảm hiệu suất trí óc.

Trong khoảng thời gian đó, bạn có thể chưa cảm thấy khát, nên sự sụt giảm có thể diễn ra âm thầm, trong khi, bạn bỏ lỡ một cơ hội uống nước để hydrat hóa cơ thể nhằm tăng hiệu suất làm việc cho mình.

Các phân tích trong nghiên cứu này sao lưu kết quả từ các nghiên cứu trước đây, chỉ ra mất nước làm suy yếu một số chức năng não bộ hơn các chức năng khác.

Chẳng hạn như sự tập trung, chức năng điều hành, điều phối vận động sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Các nhiệm vụ cấp thấp hơn như phản xạ lại không bị ảnh hưởng quá nặng nề, theo nghiên cứu meta-analysis cho thấy.


Đảm bảo cơ thể có đủ nước, bạn sẽ hoạt động thể chất và tinh thần hiệu quả nhất.

Như chúng ta đã biết, 60% cơ thể con người là nước. Nước là một thành phần thiết yếu, thực hiện các chức năng từ phức tạp như hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, cho đến đơn giản là bôi trơn nhãn cầu và giữ môi và da khỏi nứt nẻ.

Chúng ta phải bù nước liên tục cho cơ thể mỗi ngày, bởi nước thường xuyên bị mất thông qua mồ hôi, nước tiểu… Khi cơ thể không có đủ nước, các chức năng cơ bản của nó dần bị phá vỡ.

Bạn bắt đầu khát nước khi cơ thể mất hơn 2% trọng lượng từ nước. Thận sẽ không đổ nước vào bàng quang nữa, và nước tiểu của bạn sẽ đậm màu hơn. Đi kèm với đó, mồ hôi của bạn sẽ được giữ lại, nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên. Máu của bạn cũng trở nên đặc hơn và di chuyển chậm.

Để duy trì nồng độ oxy tới các tế bào, trái tim của bạn phải làm việc nặng hơn để đẩy được dòng máu đặc. Vì thế, nhịp tim của bạn cũng tăng lên trong cơn khát.

Ở mức độ mất nước nặng hơn, 4% trọng lượng cơ thể, máu của bạn sẽ đặc hơn nữa và thân nhiệt có thể tăng đến mức khiến bạn sốt và ngất xỉu. Nếu mất nước đến khoảng 7% trượng lượng cơ thể, bạn bắt đầu bị suy thận.

Khi nước mất đến 10% trọng lượng cơ thể, tương đương với 5 ngày liền trên sa mạc, bạn có thể sẽ chết.


Bạn không cần phải uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày.

Vậy bạn nên uống nước khi nào và bao nhiêu nước mỗi ngày? Sự thật là không có một nghiên cứu nào có thể trả lời câu hỏi ấy.

Năm 2004, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đề xuất: Nam giới nên nạp vào cơ thể 3,7 lít và phụ nữ là 2,7 lít nước từ thực phẩm và đồ uống mỗi ngày. Nhưng họ nhấn mạnh rằng lượng nước chính xác mà mọi người cần là điều mà không ai dám chắc.

"Phần lớn những người khỏe mạnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu hydrat hóa hàng ngày của mình bằng cách lắng nghe những cơn khát", Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ viết.

Sự thật, cơn khát là một phản ứng tinh tế của cơ thể nói cho bạn biết khi nào thì bạn nên uống nước. Tuy nhiên bởi cơn khát có thể đến muộn sau khi hiệu suất não bộ của bạn đã sụt giảm, hãy lắng nghe cơ thể mình kỹ hơn để bù nước.

Một điều cuối cùng, mặc dù bù nước là quan trọng, bạn cũng đừng thần thánh hóa nó và biến uống nước thành một nhiệm vụ 8 cốc/ngày .

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Đăng ngày: 20/02/2025
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loại cá là

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News