Nga công bố kế hoạch giải cứu 3 phi hành gia Soyuz mắc kẹt trên vũ trụ

Cơ quan hàng không vũ trụ Nga và Mỹ cho biết, họ sẽ thực hiện mội kế hoạch cực táo bạo và mạo hiểm để đưa các phi hành gia về Trái đất sau sự cố rò rỉ chất làm mát trên tàu vũ trụ Soyuz MS-22.

Hôm 11-1, Roscosmos và NASA - hai cơ quan vũ trụ của Nga và Mỹ - đã chính thức công bố kế hoạch giải cứu ba phi hành gia Sergey Prokopyev, Dimitry Petelin của Roscosmos và Frank Rubio của NASA, là phi hành đoàn của tàu Soyuz MS-22 gặp sự cố rò rỉ chất làm mát hồi giữa tháng 12-2022.

Theo Science Alert, Nga cho biết sẽ thực hiện kế hoạch táo bạo từng được Roscosmos dự tính, đó là gửi tàu Soyuz MS-23 hoàn toàn trống đến ISS để thay thế cho chuyến trở về.

Tàu Soyuz MS-22 bị hỏng cũng sẽ được lên kế hoạch đưa về Trái Đất trong tình trạng rỗng.

Nga công bố kế hoạch giải cứu 3 phi hành gia Soyuz mắc kẹt trên vũ trụ
Tàu Soyuz MS-22 khi được phóng lên vũ trụ vào tháng 9-2022.

Đây là hành động chưa từng có tiền lệ bởi trước đây tàu Soyuz luôn có người lái - điều từng làm giới khoa học băn khoăn sẽ tăng thêm độ khó của nhiệm vụ bởi nếu có người lái thì Nga sẽ cần tới 2 tàu Soyuz bay lên đón 3 người trong phi hành đoàn nói trên.

Trước đó, phía Mỹ cũng đề nghị một phương án thay thế khác là gửi một tàu Space X lên ISS để đón các phi hành gia nói trên về.

Dù vậy, sứ mệnh của 3 phi hành gia này vẫn sẽ kéo dài thêm một thời gian thay vì trở về Trái Đất vào tháng 3 như dự kiến.

Giám đốc chương trình ISS tại Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA cho biết: "Chúng tôi không gọi đó là cuộc giải cứu Soyuz. Tôi gọi nó là Soyuz thay thế. Ngay bây giờ phi hành đoàn vẫn an toàn trên Trạm Vũ trụ".

Trước đó, đoạn video hôm 14-12-2022 của NASA cho thấy tàu Soyuz MS-22 của Nga bị rò rỉ ồ ạt chất làm mát khi đang neo đậu tại ISS. Sự cố cũng làm các phi hành gia của tàu này phải hủy bỏ chuyến đi bộ ngoài không gian sắp diễn ra.

Trong cuộc họp báo hôm 11-1, hai cơ quan vũ trụ Nga - Mỹ cùng kết luận nguyên nhân của sự cố là do một thiên thạch nhỏ va chạm.

Song song với thông báo về kéo dài sứ mệnh của các phi hành gia Soyuz MS-22 thêm vài tháng và việc phóng tàu Soyuz thay thế, Roscosmos cũng quyết định hoãn kế hoạch phóng tàu vũ trụ Soyuz có người lái tiếp theo.

Tàu này sẽ mang theo các nhà du hành vũ trụ của Roscosmos Oleg Kononenko và Nikolay Chub, cũng như nhà du hành vũ trụ Loral O'Hara của NASA, dự kiến phóng vào mùa xuân năm 2023, nhưng nay chuyến đi sẽ được trì hoãn cho đến mùa thu, theo TASS đưa tin hôm 12-1.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện hai siêu hố đen gần nhau chưa từng thấy

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện hai siêu hố đen gần nhau chưa từng thấy

Hố đen là một đối tượng thiên văn học rất đáng sợ và không thể quan sát trực tiếp, nhưng chúng có thể được phát hiện bằng các giải pháp vật lý khác.

Đăng ngày: 12/01/2023
Các nhà thiên văn học phát hiện 8 ngôi sao nóng nhất vũ trụ

Các nhà thiên văn học phát hiện 8 ngôi sao nóng nhất vũ trụ

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra 8 ngôi sao nóng nhất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 12/01/2023
Phát hiện hành tinh cỡ Trái đất có thể chứa nước lỏng

Phát hiện hành tinh cỡ Trái đất có thể chứa nước lỏng

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố phát hiện một ngoại hành tinh cách Trái Đất 100 năm ánh sáng nằm trong vùng có thể ở được.

Đăng ngày: 12/01/2023
Vệ tinh nano kích thước 20cm được phóng vào vũ trụ, liên lạc với mặt đất bằng công nghệ lượng tử

Vệ tinh nano kích thước 20cm được phóng vào vũ trụ, liên lạc với mặt đất bằng công nghệ lượng tử

Một vệ tinh nano mới do các nhà nghiên cứu của Đại học Tel Aviv (Israel) phát triển đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ bãi phóng ở ở California (Mỹ) vào thứ Ba vừa qua.

Đăng ngày: 11/01/2023
Kỹ sư NASA đào tạo AI cách định vị trên Mặt trăng giống như GPS

Kỹ sư NASA đào tạo AI cách định vị trên Mặt trăng giống như GPS

Các nhà khoa học đã cố gắng trong nhiều năm để tìm cách di chuyển trên bề mặt Mặt trăng, do ở đó không có thiết bị như GPS trên Trái đất.

Đăng ngày: 11/01/2023
Phát hiện sóng xung kích dữ dội từ vụ va chạm thiên hà

Phát hiện sóng xung kích dữ dội từ vụ va chạm thiên hà

Sóng xung kích gây ra bởi vụ va chạm hỗn loạn trong chòm sao Phi Mã đang thúc đẩy các quá trình kỳ lạ trong môi trường liên thiên hà.

Đăng ngày: 11/01/2023
Danh tính bất ngờ của

Danh tính bất ngờ của "sát thủ hành tinh" được NASA chụp lại

Hình ảnh tuyệt đẹp của cụm sao NGC 3293 mà các kính viễn vọng của NASA ghi lại thật ra ẩn chứa rất nhiều sát thủ hành tinh đẹp và tàn khốc.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News