Nga khởi động sứ mệnh mô phỏng, phi hành gia sống 1 năm nơi vũ trụ sâu
Theo công bố từ Nga, 6 phi hành gia tham gia sứ mệnh SIRIUS-23 sẽ phải chịu sự cô lập suốt 360 ngày trong điều kiện bay của hành trình vào vũ trụ sâu.
Sứ mệnh mô phỏng này là bước chuẩn bị quan trọng cho việc xây dựng các căn cứ ngoài Trái đất cũng như các sứ mệnh tương lai nhằm đưa con người đến các thiên thể khác, xa xôi và đòi hỏi hành trình dài ngày.
Các phi hành gia cũng phải hoàn thành một số thí nghiệm y sinh quan trọng trong khoảng thời gian bị cô lập và chịu đựng điều kiện khác biệt của môi trường mô phỏng không gian, được thiết lập dựa vào môi trường trên Mặt trăng.
Phi hành đoàn SIRIUS-23 - (Ảnh: IBMP)
Nhiệm vụ SIRIUS-23 được bảo trợ bởi Viện Các vấn đề y sinh học (IBMP) thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Nga.
Đó là giai đoạn thứ tư của các thử nghiệm cách ly IBMP trước đó, bao gồm SIRIUS-17, với thời gian 17 ngày vào năm 2017, sau đó là SIRIUS-19 với thời gian 120 ngày vào năm 2019.
Một sứ mệnh khác tên SIRIUS-21 diễn ra vào năm 2021 đã nâng tổng thời gian phi hành đoàn phải "chịu đựng" môi trường vũ trụ biệt lập lên đến 240 ngày.
Trong thử nghiệm mới nhất SIRIUS-23, các nhà khoa học Nga đã phải xa nhà từ ngày 14-11. Họ sẽ thực hiện mô phỏng sứ mệnh bay ngang qua Mặt trăng để tìm nơi hạ cánh, nhiều lần hạ cánh mô phỏng của 4 người trong phi hành đoàn để thực hiện các hoạt động bề mặt, tiếp tục bay quanh Mặt trăng và thực hiện các hoạt động từ tàu thăm dò...
Chỉ huy tàu vũ trụ Yury Sergeevich Chebotarev (Nga) sẽ điều hành phi hành đoàn gồm 4 người Nga khác và 1 người Belarus. Trong khi đó, TS Anatasia Stepanova, từ Trường Mỏ Colorrado ở Golden (Mỹ), một nhà khoa học Nga từng tham gia SIRIUS-19, sẽ là người giám sát mặt đất.
Đây là lần đầu tiên phi hành đoàn SIRIUS có phi hành gia nữ áp đảo (4 người), và cũng là lần đầu tiên thử nghiệm không được đồng tổ chức với NASA.
Cơ quan vũ trụ của Mỹ cũng đang tiến tới một thử nghiệm mô phỏng riêng của họ, sẽ được thực hiện tại Nam Cực. Thử nghiệm SIRIUS-23 của Nga không được tiết lộ địa điểm thực hiện.
Cả hai cơ quan đều đã khởi động nhiều nhiệm vụ mang tính chất chuẩn bị cho các chuyến thám hiểm vũ trụ sâu đầy tham vọng trong tương lai, bao gồm đến sao Hỏa và các hành tinh xa xôi hơn nữa. Gần hơn, họ kỳ vọng xây dựng được căn cứ Mặt trăng trong các thập kỷ tới.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
