Nga phóng tàu vận tải mang đồ hàng hóa tiếp tế cho trạm ISS

Ngày 14/10, Nga đã phóng tàu vận tải không người lái Progress MS-07, mang theo đồ dùng tiếp tế cho Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, bằng tên lửa đẩy Soyuz 2.1a, và đã đi vào quỹ đạo 8 phút sau khi được phóng.

Sự kiện trên đã phải hoãn lại hai ngày sau khi hệ thống phóng tự động ngừng hoạt động ngay trước thời điểm phóng hôm 12/10. Một ủy ban vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố này.

Tàu Progress MS-07 mang theo 2 tấn hàng hóa, trong đó có nhiên liệu, cùng các loại đồ tiếp tế cho ISS và các thiết bị cá nhân cho sáu phi hành gia đang làm việc tại đây.

Nga phóng tàu vận tải mang đồ hàng hóa tiếp tế cho trạm ISS
Tàu Progress MS-07. (Nguồn: russianspaceweb.com).

Theo kế hoạch, tàu sẽ đến trạm vào lúc 11 giờ 09 ngày 16/10 giờ GMT (tức 18 giờ 09 giờ Hà Nội) và sẽ tự động kết nối. Sau đó, Progress MS-07 sẽ được chất đầy rác thải trước khi tách khỏi trạm và bốc cháy trong khí quyển.

Lần gần đây nhất Nga thực hiện phóng tàu vận tải đưa hàng hóa lên ISS là ngày 14/6 với tàu Progress MS-06, chở theo khoảng 2,4 tấn đồ dùng, thiết bị, gồm 620kg nhiêu liện cho ISS, 47kg không khí, 420 lít nước, 351kg thực phẩm cho các nhà du hành vũ trụ và một số thiết bị khoa học.

Với đội ngũ phi hành đoàn luân phiên gồm các phi hành gia, các nhà du hành vũ trụ, ISS nằm cách Trái Đất 400km hoạt động như một phòng nghiên cứu sinh vật học, khoa học sự sống, khoa học vật liệu, cũng như quan sát hiện tượng thiên văn học và chuyển động của Trái Đất. "Phòng thí nghiệm" trên vũ trụ này trị giá 100 tỷ USD này.

Trong suốt gần 20 năm hoạt động vừa qua, ISS đã đón tiếp 226 lượt người tới từ 15 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia đã tiến hành hơn 200 cuộc đi bộ trong không gian, khoảng 1.760 các điều tra nghiên cứu và công bố hơn 1.200 nghiên cứu khoa học.

Cơ quan kiểm soát hy vọng sẽ duy trì hoạt động của ISS cho tới năm 2024 sau khi tất cả các quốc gia tham gia hợp tác, ngoại trừ Liên minh châu Âu (EU), nhất trí tiếp tục hỗ trợ tài chính cho dự án ít nhất là tới thời điểm đó. ISS bay trên quỹ đạo Trái Đất với tốc độ 28.000 km/h kể từ năm 1998.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đến bất kì đâu trên Trái đất trong vòng 60 phút với tên lửa của Elon Musk

Đến bất kì đâu trên Trái đất trong vòng 60 phút với tên lửa của Elon Musk

Để bay từ một địa điểm này đến một địa điểm xa xôi khác với thời gian từ 30 phút đến 60 phút thì ai lại không muốn cơ chứ?

Đăng ngày: 16/10/2017
Hành tinh lùn có vành đai giống sao Thổ trong hệ Mặt Trời

Hành tinh lùn có vành đai giống sao Thổ trong hệ Mặt Trời

Nhà thiên văn học tại Viện Vật lý thiên văn Andalusia, Tây Ban Nha, và các cộng sự phát hiện một vành đai lớn xung quanh hành tinh lùn Haumea nằm bên ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương.

Đăng ngày: 16/10/2017
Chúng ta sẽ giao tiếp với người ngoài hành tinh như thế nào?

Chúng ta sẽ giao tiếp với người ngoài hành tinh như thế nào?

Sao Hỏa là thiên thể gần nhất trong số các mục tiêu được các nhà thiên văn lựa chọn để lắng nghe tín hiệu, nhưng họ vẫn không nghe ngóng được gì từ hành tinh đỏ này.

Đăng ngày: 15/10/2017
Trạm vũ trụ của Trung Quốc sắp lao xuống Trái đất

Trạm vũ trụ của Trung Quốc sắp lao xuống Trái đất

Theo Guardian, trong vài tuần qua, trạm vũ trụ Thiên Cung 1, vốn gặp trục trặc từ năm 2016, đang vỡ vụn và có xu hướng lao vào bầu khí quyển của Trái Đất với tốc độ cao.

Đăng ngày: 14/10/2017
Thiên thạch nổ rực trời ở Trung Quốc: Dân rao 70 triệu đồng/kg

Thiên thạch nổ rực trời ở Trung Quốc: Dân rao 70 triệu đồng/kg

Các mảnh vỡ được quảng cáo là của thiên thạch mới rơi đang được rao bán trên mạng.

Đăng ngày: 13/10/2017
NASA lần đầu thừa nhận có hành tinh lạ ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

NASA lần đầu thừa nhận có hành tinh lạ ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Theo Daily Star, những người tin vào thuyết âm mưu và các nhà khoa học từng nhắc đến một hành tinh X bí ẩn, nằm cách 3 hoặc 4 lần khoảng cách từ Mặt trời đến sao Diêm vương.

Đăng ngày: 13/10/2017
SpaceX phóng thành công vệ tinh thương mại với tên lửa đẩy tái sử dụng

SpaceX phóng thành công vệ tinh thương mại với tên lửa đẩy tái sử dụng

Ngày 11/10, Tập đoàn Công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của Mỹ đã đưa một vệ tinh liên lạc thương mại vào vũ trụ, sử dụng tên lửa có thể tái sử dụng.

Đăng ngày: 12/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News