Nga thả kính viễn vọng xuống hồ Baikal để nghiên cứu vũ trụ

Các nhà khoa học Nga ngày 13/3 đã thả một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới xuống hồ Baikal để quan sát vũ trụ cũng như làm sáng tỏ bản chất của vật chất tối.

Nhóm nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga (RAS), Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân (Dubna), Đại học Quốc gia Matxcơva và các tổ chức khoa học khác đã hợp tác chế tạo ra kính thiên văn có tên gọi Baikal - BVD từ năm 2015.

Nga thả kính viễn vọng xuống hồ Baikal để nghiên cứu vũ trụ
Hồ Baikal của Nga - (Ảnh: Flickr)

Kính gồm 192 môđun quang học độc lập, được đặt ở độ sâu từ 750-1.300m dưới mặt nước, cách bờ hồ khoảng 4km và là một trong ba thiết bị thăm dò neutrino lớn nhất thế giới. Đây sẽ là cụm chức năng đầu tiên của kính thiên văn dò tìm neutrino.

Tại hồ nước ngọt lớn nhất thế giới này, người ta từng phát hiện các hạt năng lượng này và vận tốc di chuyển còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng trong nước, nhưng chậm hơn tốc độ ánh sáng trong chân không. Đó là lý do tại sao kính thiên văn lại được đặt dưới lòng hồ.

Ông Valery Rubakov, nhà khoa học hàng đầu về vật lý hạt nhân của khoa học vật lý phân chia RAS, cho biết: "Những nghiên cứu này sẽ là chìa khóa để tìm hiểu về giai đoạn đầu quá trình tiến hóa của vũ trụ, cùng với bản chất của sự hình thành các nguyên tố hóa học, sự tiến hóa của các ngôi sao và thậm chí làm sáng tỏ bản chất của vật chất tối".

Hạt neutrino là các hạt không có khối lượng hoặc gần như bằng không, không giống như các hạt điện tử, và không mang điện tích. Chúng không biến đổi và hiếm khi tương tác với vật chất khác.

Kính thiên văn lớn nhất hiện nay dò tìm neutrino là IceCube chiếm diện tích 1km2, được các nhà khoa học Mỹ, Đức và Thụy Điển chế tạo, đang nằm trong băng ở độ sâu khoảng 1,5-2,5km, cách không xa trạm nghiên cứu Amundsen Scott của Mỹ ở Bắc Cực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
CIA giải mật tài liệu liên quan

CIA giải mật tài liệu liên quan "xuyên không thời gian" bằng… tâm trí

Năm 1983, CIA đã viết một báo cáo khó hiểu có tiêu đề tạm dịch là " Trải nghiệm Cổng vào", tuyên bố rằng trạng thái ý thức bị thay đổi của con người có thể vượt qua không gian và thời gian.

Đăng ngày: 14/03/2021
Bất ngờ với thời tiết khắc nghiệt ở Cận Tinh

Bất ngờ với thời tiết khắc nghiệt ở Cận Tinh

Các nhà thiên văn đã nghi ngờ những hành tinh như Cận Tinh b có thể là ngôi nhà nguy hiểm cho sự sống. Bởi, những hành tinh này rất gần với các ngôi sao chủ của chúng.

Đăng ngày: 13/03/2021
Các nhà khoa học muốn đưa 6,7 triệu mẫu tinh dịch lên Mặt trăng

Các nhà khoa học muốn đưa 6,7 triệu mẫu tinh dịch lên Mặt trăng

Đây là ý tưởng về một phi thuyền lớn chứa tinh dịch con người lên Mặt trăng, như " biện pháp dự phòng" cho nhân loại trong trường hợp Trái đất gặp thảm họa.

Đăng ngày: 13/03/2021
Phát hiện siêu Trái đất nóng gần 800 độ C

Phát hiện siêu Trái đất nóng gần 800 độ C

Các chuyên gia tìm thấy ngoại hành tinh mới thuộc loại siêu Trái Đất, bay rất gần sao chủ và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong 0,67 ngày.

Đăng ngày: 13/03/2021
Các nhà khoa học đã có thể chế tạo động cơ warp, mang khả năng bẻ cong không gian để du hành vũ trụ

Các nhà khoa học đã có thể chế tạo động cơ warp, mang khả năng bẻ cong không gian để du hành vũ trụ

Tên lửa đẩy sắp trở thành công nghệ lỗi thời?

Đăng ngày: 13/03/2021
Vũ trụ tràn ngập những quả bom nguyên tử tự nhiên, chực chờ phát nổ

Vũ trụ tràn ngập những quả bom nguyên tử tự nhiên, chực chờ phát nổ

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết về một kiểu phân hạch hạt nhân xảy ra trong sao lùn trắng dẫn tới các vụ nổ tương tự như nổ bom nguyên tử trên Trái đất.

Đăng ngày: 12/03/2021
Mô-đun trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh

Mô-đun trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh

Tên lửa Trường Chinh 5B sẽ chịu trách nhiệm đưa Thiên Cung - khối mô-đun nặng 20 tấn - lên vũ trụ trước cuối tháng 6 tới.

Đăng ngày: 12/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News