Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Hôm 9/7, Nga đã phóng thử nghiệm tên lửa đẩy không gian mới đầu tiên kể từ năm 1991, bước đầu hướng tới mục tiêu hạn chế sự lệ thuộc vào sân bay vũ trụ ở Kazakhstan và các khu vực khác.
>>> Nga hoãn phóng tên lửa đẩy Angara sang năm 2014
Tên lửa đẩy Angara-1.2PP trước khi rời bệ phóng. (Ảnh: BBC)
Tên lửa Angara-1.2PP được phóng đi từ sân bay vũ trụ quân sự Plesetsk, cách thủ đô Moscow khoảng 800km về phía bắc, vào lúc 16h (giờ Moscow). Theo Bộ Quốc phòng Nga, lần phóng thử nghiệm do lực lượng phòng không và vũ trụ thuộc bộ tiến hành. Trong giai đoạn thử nghiệm, tên lửa không đưa bất kỳ vệ tinh nào lên quỹ đạo.
Mục tiêu của dự án thiết kế và phóng thế hệ tên lửa mới từ căn cứ trong nước nhằm mục đích hạn chế sự lệ thuộc vào các nguồn cung cấp từ bên ngoài, như việc sử dụng sân bay Baikonur ở Kazakhstan trong nhiều năm qua.
Reuters cho hay, thế hệ tên lửa Angara được nghiên cứu và chế tạo trong hơn 20 năm, từ sau khi Liên Xô tan rã. Việc chế tạo và thử nghiệm loại tên lửa mới được coi là trọng tâm trong kế hoạch cải cách ngành công nghiệp không gian quốc gia của Nga.
Các tên lửa Angara sử dụng nhiên liệu sạch, khác với loại nhiên liệu hydrazine độc hại của tên lửa Proton. Theo dự đoán của các chuyên gia, các tên lửa Angara sẽ khả thi về mặt thương mại trong vòng 10 năm tới, khi nó được phóng đi từ một căn cứ sân bay vũ trụ mới của Nga hiện được xây dựng ở vùng Viễn đông.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
