Nga tiêu hủy 250.000 con tuần lộc để phòng ngừa bệnh than
250.000 con tuần lộc ở vùng Yamalo-Nenet, Nga sẽ bị tiêu hủy trước Giáng sinh do nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh than.
Chính quyền khu tự trị Yamalo-Nenets, Tây Bắc Siberia, Nga đã yêu cầu tiêu hủy 250.000 con tuần lộc trước Giáng sinh do nguy cơ bùng phát bệnh than, Express hôm 21/9 đưa tin.
Tổng cộng có 730.000 con tuần lộc đang được nuôi ở bán đảo Yamal và phần còn lại của vùng Yamalo-Nenets. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, số lượng tuần lộc được nuôi quá lớn trong vùng có thể là nguồn lan truyền dịch bệnh.
Số lượng lớn tuần lộc ở khu tự trị Yamalo-Nenets, Nga sẽ bị tiêu hủy để ngăn lây nhiễm bệnh. (Ảnh: YSIA).
Mùa giết mổ ở đây thường diễn ra vào giữa tháng 11 và tháng 12. Khi đó, con tuần lộc sẽ bị chích điện vào đầu, treo ngược trên dây rồi cắt gạc và chọc tiết. Tuy nhiên, kế hoạch tiêu hủy quy mô lớn được đưa ra sớm do đàn tuần lộc vừa trải qua dịch bệnh than nguy hiểm hồi mùa hè vừa qua.
Bệnh than giết chết 2.349 con tuần lộc và một bé trai trong mùa hè, và chính quyền địa phương cảnh báo nó có thể lan rộng và lây nhiễm sang nhiều người do số lượng tuần lộc tăng nhanh chóng từ 400.000 lên 700.000 con.
"Động vật càng đông, vật trung gian truyền bệnh càng nhiều, khả năng lây nhiễm càng cao. Do đó, chúng ta cần điều chỉnh mật độ vật nuôi, đặc biệt là ở những vùng lãnh nguyên", Nikolai Vlasov, phó trưởng Ban Giám sát Kiểm dịch Thực vật và Thú y Liên bang Nga, cho biết .
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc tiêu hủy đàn gia súc có thể phá hỏng truyền thống chăn nuôi tuần lộc lâu đời ở Yamal. "Các gia đình và bộ tộc địa phương chỉ có những đàn tuần lộc nhỏ khoảng trăm con. Việc tiêu hủy có thể khiến nhiều người dân trên bán đảo Yamal và Gydan mất phương tiện sinh sống và khả năng duy trì lối sống truyền thống", nhà nhân loại học Olga Murashko chia sẻ.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
