Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn?
Nghệ đen và nghệ vàng có công dụng khác nhau nên không thể thay thế cho nhau.
Nhiều người đau dạ dày thường uống nghệ đen trộn mật ong và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng. Tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại nghệ với nhau để tăng tác dụng. Tuy nhiên, nghệ đen có tác dụng hoạt huyết phá ứ mạnh nên chống chỉ định với phụ nữ có thai và bị rong kinh.
Nghệ đen và nghệ vàng đều có công dụng hỗ trợ chữa bệnh. (Ảnh: TBN).
Nghệ vàng thuộc họ gừng, được Đông y dùng làm thuốc chữa viêm gan, vàng da, chảy máu cam, sỏi mật, đau dạ dày, hạ mỡ máu... Củ nghệ có vị cay đắng, tính bình, tác dụng hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Củ con của cây nghệ vàng có vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần...
Nghệ đen còn gọi là nghệ xanh, chứa nhiều tinh dầu, vị đắng, mùi hăng có tính ấm, thông huyết, tiêu thực, tiêu viêm, tiêu xơ. Loại nghệ này thường được dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi lên da chữa vết thâm tím và các bệnh về da. Ăn bột nghệ đen có thể hỗ trợ chữa đau bụng kinh, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa...
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thùy Ngân cho biết bột nghệ chỉ hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc. Vì vậy, người bệnh chỉ dùng riêng bột nghệ thì hiệu quả sẽ không cao mà cần phải phối hợp với các loại thuốc đặc trị bệnh. Trong Đông y, sử dụng thuốc nào cũng cần có liều lượng phù hợp với từng thể trạng, cơ địa... theo chỉ định của bác sĩ.
Để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày, nên ăn uống điều độ, giảm stress, không thức khuya, không ăn đồ quá mặn, tập thể dục, yoga, thiền, ngủ đủ giấc giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi, bác sĩ Ngân khuyên.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
