Nghiên cứu mới cho thấy: Nội tiết tố của con người thay đổi theo mùa

Các nghiên cứu dựa trên hàng triệu mẫu xét nghiệm máu đã cho thấy phần lớn lượng hormone của con người có những biến chuyển mô hình rõ ràng theo mùa, mặc dù những thay đổi này vẫn còn khá nhỏ.

Các hormone từ tuyến yên, giúp kiểm soát sinh sản, trao đổi chất, phản hồi stress và tiết sữa, hầu hết đều cho thấy nồng độ đạt đỉnh vào giai đoạn cuối mùa hè. Các cơ quan ngoại vi dưới sự kiểm soát của tuyến yên, như là cơ quan sản xuất hormone sinh dục hoặc hormone tuyến giáp, cũng cho thấy tính chất theo mùa. Tuy nhiên, thay vì đạt đỉnh điểm vào mùa hè, các hormone này tăng nhanh hơn vào mùa đông. Ví dụ như, testosterone, estradiol và progesterone đạt đỉnh vào cuối mùa đông hoặc vào mùa xuân.

Phát hiện trong nghiên cứu lần này đã mang đến những bằng chứng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay cho thấy con người cũng sở hữu đồng hồ sinh học theo mùa trong cơ thể, và bằng cách nào đó nó tác động đến hormone của chúng ta với sự tối ưu phù hợp theo mùa. "Bên cạnh những nghiên cứu lâu nay về việc chức năng và sự tăng trưởng của con người đạt đỉnh điểm vào mùa đông-xuân, hormone theo mùa chỉ ra rằng, cũng giống như những loài động vật khác, con người tồn tại mùa sinh lý cao điểm đối với các chức năng sinh học cơ bản", các tác giả viết.

Nghiên cứu mới cho thấy: Nội tiết tố của con người thay đổi theo mùa
Con người tồn tại mùa sinh lý cao điểm đối với các chức năng sinh học cơ bản.

Vẫn chưa rõ cơ chế cơ bản thúc đẩy đồng hồ sinh học theo chu kỳ này, nhưng các tác giả cho rằng có một "công tắc" phản hồi tự nhiên, kéo dài hàng năm giữa tuyến yên và các tuyến ngoại vi trong cơ thể. Các hormone tuyến yên, được điều chỉnh theo ánh sáng Mặt trời, có thể nuôi các cơ quan khác trong suốt một năm, cho phép chúng phát triển khối lượng chức năng phù hợp từng mùa. "Con người có các điểm thiết lập theo mùa đồng điệu với đỉnh vào mùa đông-xuân trong hệ trục tăng trưởng, stress, trao đổi chất và sinh sản", các tác giả cho biết.

Theo nghiên cứu, sự điều chỉnh này không quá khác biệt so với những loài động vật có vú khác, với sự dao động của các hormone nhất định dẫn đến thay đổi nồng độ theo mùa trong quá trình sinh sản, hoạt động, tăng trưởng, sắc tố da hoặc di cư của động vật. Ví dụ, các loài động vật có vú như tuần lộc Bắc Cực sẽ sụt giảm hormone gọi là leptin khi những ngày mùa đông ngắn nhất, điều này giúp chúng giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm nhiệt độ cơ thể và ức chế khả năng sinh sản. Ngay cả những loài linh trưởng gần khu vực đường xích đạo cũng tỏ ra nhạy cảm với những biến đổi rất nhẹ theo mùa. Ví dụ, khỉ đuôi dài Rhesus rụng trứng nhiều hơn vào thời kỳ sau gió mùa để con của chúng được sinh ra ngay trước khi gió mùa ập đến vào mùa hè.

Dẫu vậy, hormone của con người có dao động theo mùa hay không vẫn chưa thật sự rõ ràng. Hầu hết các bộ dữ liệu đã được phân tích cho đến nay vẫn chưa có quy mô lớn và không bao gồm tất cả các hormone của con người, điều này khiến cho việc đưa ra kết luận vẫn còn quá sớm. Các nghiên cứu hiện mới chỉ phân tích hormone sinh dục của con người, hoặc tập trung vào phản hồi stress và hormone chuyển hóa. Bên cạnh đó, các kết quả có được cũng khá đa dạng và không nhất quán. Một số nghiên cứu về hormone sinh dục của con người khuyến nghị cân nhắc sự thay đổi theo mùa, thì các nghiên cứu khác kết luận rằng đó không phải là một nguồn biến đổi quan trọng.

Trong khi đó, một nghiên cứu về mức độ cortisol trong nước bọt - hay còn gọi là hormone stress - cho thấy một số thay đổi theo mùa và hormone kích thích tuyến giáp cao hơn vào mùa hè và mùa đông. Đây là nghiên cứu đồ sộ nhất và bao gồm một tập dữ liệu khổng lồ về hồ sơ sức khỏe tại Israel gồm 46 triệu người/năm, nó cũng phân tích tất cả các hormone của con người. Kiểm soát những thay đổi trong suốt một ngày của những người tham gia, các tác giả nhận thấy rằng mức độ hormone của con người thể hiện các mô hình theo mùa, mặc dù không bộc lộ rõ ràng như các động vật có vú khác. Tác động sinh lý của những thay đổi nội tiết tố này vẫn chưa rõ ràng, nhưng một số thay đổi đối với hormone tuyến giáp, T3 và hormone stress, cortisol, phù hợp với những phát hiện trước đó.

Ví dụ, hormone tuyến giáp, cho thấy đạt đỉnh điểm vào mùa đông, liên quan đến quá trình sinh nhiệt của cơ thể. Thời gian theo mùa của cortisol, được tìm thấy đạt đỉnh vào tháng Hai, cũng nhất quán với các nghiên cứu trước đây trên phạm vi bán cầu Bắc và Nam.

Các thay đổi theo mùa dù vẫn còn nhỏ, nhưng như các tác giả đã chỉ ra từ góc độ lâm sàng, "ngay cả một tác động hệ thống nhỏ cũng có thể khiến chẩn đoán sai nếu các phạm vi bình thường không thích ứng các mùa".

Sẽ cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu tương tự trên quy mô lớn và ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới để kiểm chứng thêm kết quả. Nhưng những phát hiện này cho thấy chúng ta không quá khác biệt so với các loài động vật có vú khác. Nếu hormone của chúng ta thực sự giảm và điều hòa theo mùa, thì dù chỉ một chút nhưng nó vẫn sẽ cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại thịt rẻ nhưng lại chính là

Loại thịt rẻ nhưng lại chính là "thuốc quý" của người Việt, cuối năm nên ăn nhiều để tăng cường sức khỏe

Món thịt đồng quê này được chứng minh chứa nhiều protein ngang ngửa thịt gà, bò, dê. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Đăng ngày: 11/02/2021
Top 7 nguyên tắc sử dụng rượu bia an toàn, trách nhiệm ngày Tết

Top 7 nguyên tắc sử dụng rượu bia an toàn, trách nhiệm ngày Tết

Trong những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới, rượu bia là điều không thể tránh khỏi.

Đăng ngày: 11/02/2021
Rượu có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn 28 năm

Rượu có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn 28 năm

Một nghiên cứu mới cho thấy những người uống nhiều quá nhiều rượu mỗi ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ.

Đăng ngày: 09/02/2021
Băng dán cảm biến đổi màu khi phát hiện da hoại tử

Băng dán cảm biến đổi màu khi phát hiện da hoại tử

Các vết thương da mãn tính bị loét do tì đè có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được điều trị, thậm chí có khả năng dẫn đến phải cắt cụt chi.

Đăng ngày: 09/02/2021
Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa

Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa

Nọc độc của loài sứa Acromitus flagellatus được phát hiện là có khả năng làm chậm hay thậm chí đảo ngược tiến trình phát triển của tế bào ung thư phổi và gan ở người.

Đăng ngày: 09/02/2021
Nguồn gốc bệnh trầm cảm qua các tế bào não hình sao

Nguồn gốc bệnh trầm cảm qua các tế bào não hình sao

Theo một nghiên cứu mới đây, những người bị trầm cảm có một đặc điểm khác biệt trong não của họ, có ít tế bào astrocyte - một loại tế bào não hình sao hơn so với não của những người bình thường.

Đăng ngày: 08/02/2021
Có thể bạn không biết: Nam giới cũng có thể

Có thể bạn không biết: Nam giới cũng có thể "mãn kinh" và nó bắt đầu đến từ độ tuổi 40

Thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn cương dương và thậm chí ngực to hơn có thể là những dấu hiệu của việc bạn đang ở thời kỳ mãn dục nam.

Đăng ngày: 08/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News