Nghiên cứu mới: Phát hiện lý do muỗi thích đốt vào da người

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications vừa cho thấy lý do thú vị khiến Aedes aegypti, một loài muỗi khá phổ biến, tìm được và đốt vào da người.

Đang ở giữa mùa Đông lạnh giá, nhiều người mong chờ những ngày Hè nắng ấm, nhưng lại ghét những con muỗi khó chịu. Vậy ai sẽ là đối tượng "yêu thích" của muỗi? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn đang đi tìm câu trả lời.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy Aedes aegypti, một loài muỗi phổ biến, sau khi phát hiện hơi thở của con người sẽ bay tới các màu cụ thể bao gồm đỏ, cam, đen và xanh lơ.

Nghiên cứu mới: Phát hiện lý do muỗi thích đốt vào da người
Màu đỏ chính là màu thu hút muỗi.

Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện này sẽ giúp giải thích cách muỗi tìm vật chủ, vì da người, bất kể sắc tố tổng thể như thế nào cũng sẽ gửi "tín hiệu" màu đỏ cam mạnh đến mắt muỗi.

"Có ba yếu tố chính thu hút muỗi: hơi thở của con người, mồ hôi và nhiệt độ da. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm ra manh mối thứ tư: màu đỏ. Loại màu này không chỉ có trên quần áo của bạn mà còn có thể tìm thấy trên da của mỗi người", Jeffrey Riffel, giáo sư sinh học tại Đại học Illinois, Hoa Kỳ, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Trong các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã theo dõi hành vi của muỗi Aedes aegypti. Họ phun vào buồng thử nghiệm thu nhỏ những mùi hương cụ thể và hiển thị các loại hoa văn hình ảnh khác nhau, chẳng hạn như các chấm màu hoặc bàn tay người.

Trong trường hợp căn phòng không có bất kỳ tác nhân kích thích mùi nào, về cơ bản muỗi sẽ bỏ qua các chấm màu của căn phòng, bất kể nó có màu gì.

Sau khi xịt carbon dioxide vào phòng, những con muỗi tiếp tục bỏ qua chấm màu, cho dù đó là màu xanh lá cây, xanh lam hay tím. Nhưng nếu chấm có màu đỏ, cam, đen hoặc xanh lơ, muỗi sẽ bay về phía đó.

Các nhà nghiên cứu nói rằng hầu hết mọi người đều có thể nhìn thấy các màu sắc khác nhau ở các bước sóng ánh sáng khác nhau, chẳng hạn như 650 nanomet là màu đỏ và 450 nanomet là màu xanh lam.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu muỗi có cảm nhận màu sắc giống như cách mà mắt người thường làm hay không. Hầu hết các màu sắc mà muỗi thích sau khi ngửi thấy carbon dioxide là đỏ, cam và đen - tất cả đều tương ứng với các màu với bước sóng ánh sáng dài. Trong khi đó, da người cũng sẽ phát ra tín hiệu bước sóng dài trong dải màu đỏ cam.

Nghiên cứu này làm sáng tỏ việc khứu giác của muỗi ảnh hưởng như thế nào đến cách muỗi phản ứng với các dấu hiệu thị giác. Việc phát hiện màu sắc thu hút muỗi có thể giúp cho việc thiết kế các chất sản phẩm diệt muỗi, đuổi muỗi hiệu quả hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đẻ hay trẻ? Nghịch lý tuổi thọ của những loài côn trùng xã hội

Đẻ hay trẻ? Nghịch lý tuổi thọ của những loài côn trùng xã hội

Tại sao kiến chúa, ong chúa, mối chúa có thể sống hàng chục năm, trong khi những con cái khác trong đàn sẽ chết chỉ sau vài tháng?

Đăng ngày: 08/02/2022
Cây thông mọc bất thường sau thảm họa hạt nhân Fukushima

Cây thông mọc bất thường sau thảm họa hạt nhân Fukushima

Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều đặc điểm kỳ lạ ở thực vật xung quanh nhà máy Fukushima do bức xạ còn sót lại từ sự cố năm 2011.

Đăng ngày: 07/02/2022
Người phụ nữ bắt gặp loài hoa cực lạ mọc dại ven đường, tiết lộ chuyện 1 năm chỉ nở đúng 2 lần?

Người phụ nữ bắt gặp loài hoa cực lạ mọc dại ven đường, tiết lộ chuyện 1 năm chỉ nở đúng 2 lần?

Loài hoa này sở hữu cái tên nghe thôi là thấy may mắn suốt cả năm.

Đăng ngày: 05/02/2022
Tỷ lệ rừng trên thế giới thay đổi như thế nào trong 30 năm qua?

Tỷ lệ rừng trên thế giới thay đổi như thế nào trong 30 năm qua?

Rừng không những là nhà máy hấp thụ carbon của hành tinh chúng ta, mà còn là môi trường sống chính cho động vật hoang dã.

Đăng ngày: 27/01/2022

"Chuối giả" - Loại siêu thực phẩm cứu đói cho cả nhân loại

“Chuối giả”, một loại nông sản chủ lực của Ethiopia, được giới khoa học nhận định là loại siêu thực phẩm có thể cứu nhân loại khi đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/01/2022
Phát hiện một loài hoa mới tuyệt đẹp, chưa từng thấy ở Việt Nam

Phát hiện một loài hoa mới tuyệt đẹp, chưa từng thấy ở Việt Nam

Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa phát hiện tại Khu bảo tồn Phong Điền (huyện Phong Điền) một loài thực vật (hoa) chưa từng thấy ở Việt Nam.

Đăng ngày: 23/01/2022
Phá dỡ trần nhà, nhóm người

Phá dỡ trần nhà, nhóm người "choáng ngợp" trước những gì mình thấy bên trên!

Trên hòn đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii, một nhóm người đã phá dỡ trần nhà của một ngôi nhà theo phong cách cabin (nhà gỗ nhỏ).

Đăng ngày: 21/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News