Nghiên cứu mới tạo ra loại kính hoạt tính sinh học diệt khuẩn tốt gấp 100 lần

Thông qua thay đổi thành phần cấu tạo, một nhóm nhà nghiên cứu tạo ra loại kính hoạt tính sinh học hiệu quả vượt trội trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Hiện nay, vật liệu kháng khuẩn như kính hoạt tính sinh học có nhiều ứng dụng như cấy ghép y khoa, bề mặt ở bệnh viện và xử lý vết thương. Các nhà khoa học đến từ Đại học Aston ở Anh báo cáo họ đã tăng cường hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn của loại kính này lên gấp 100 lần.

Nghiên cứu mới tạo ra loại kính hoạt tính sinh học diệt khuẩn tốt gấp 100 lần
Một thành viên nhóm nghiên cứu tạo mẫu vật kính. (Ảnh: Đại học Aston)

Thông thường, kính hoạt tính sinh học tích hợp hạt nano của một oxit kim loại kháng khuẩn đặc biệt. Do đó, chúng ta có thể giả định nếu sử dụng hai oxit, hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đứng đầu là giáo sư Richard Martin phát hiện tùy theo cách kết hợp hai oxit kim loại, kính hoạt tính sinh học thành phẩm có thể hiệu quả hơn nhiều so với kính ứng dụng một loại oxit.

Martin và cộng sự tạo ra mẫu vật kính hoạt tính sinh học chứa kẽm, đồng hoặc coban, cùng với mẫu vật kết hợp hai oxit kim loại theo những cách khác nhau. Mỗi mẫu vật được nghiền thành dạng bột, khử trùng, sau đó cho vào quần thể vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus cũng như môi trường nuôi nấm Candida abicans gây bệnh.

Sau 24 giờ, kính kết hợp đồng với kẽm hoặc coban tiêu diệt vi khuẩn E. coli tốt gấp 100 lần so với kính chỉ chứa một loại oxit. Kính kết hợp đồng với kẽm cũng cho hiệu quả tương tự trong việc xóa sổ S. aureus. Mặt khác, kính sản xuất với kẽm và coban tiêu diệt nấm tốt nhất.

"Chúng tôi rất hào hứng khi tiến hành thí nghiệm và phát hiện sản phẩm ngăn chặn lây nhiễm hữu hiệu hơn hẳn, có thể giúp giảm số lượng thuốc kháng sinh. Chúng tôi tin chắc kết hợp các oxit kim loại kháng khuẩn sẽ có nhiều ứng dụng tiềm năng", Martin cho biết. Ông và cộng sự mô tả phát hiện trên tạp chí ACS Biomaterials Science & Engineering.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lớp màng giống da cá mập giúp máy bay tiết kiệm nhiên liệu

Lớp màng giống da cá mập giúp máy bay tiết kiệm nhiên liệu

Hãng Lufthansa và công ty BASF phát triển màng nhám AeroShark giúp giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và giảm khí thải cho mọi máy bay.

Đăng ngày: 26/02/2022
Xuất xưởng turbine gió chống siêu bão lớn nhất châu Á

Xuất xưởng turbine gió chống siêu bão lớn nhất châu Á

Trung Quốc đã hoàn thành sản xuất turbine gió ngoài khơi công suất trên 10 MW đầu tiên có khả năng chống bão với sức gió lên tới 277 km/h.

Đăng ngày: 25/02/2022
Lớp màng phủ trong suốt ngăn kính bám sương mù

Lớp màng phủ trong suốt ngăn kính bám sương mù

Quá trình xử lý và phủ một lớp màng mỏng giúp mặt kính hay nhựa trong suốt không bao giờ phủ sương và có thể tự làm sạch.

Đăng ngày: 24/02/2022
Phát triển tế bào nhân tạo đổi màu như bạch tuộc

Phát triển tế bào nhân tạo đổi màu như bạch tuộc

Tế bào nhân tạo lấy cảm hứng từ bạch tuộc có thể thay đổi màu sắc và họa tiết giống môi trường xung quanh, mang lại hiệu quả ngụy trang.

Đăng ngày: 24/02/2022
Công nghệ lưu trữ vaccine nhiều tháng không cần tủ lạnh

Công nghệ lưu trữ vaccine nhiều tháng không cần tủ lạnh

Các nhà nghiên cứu tìm ra một vật liệu phủ cho phép để vaccine ngoài tủ lạnh ít nhất 3 tháng, giúp vận chuyển vaccine trở nên dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 23/02/2022
Nhóm chuyên gia đại học Cambridge phát triển vật liệu tự phục hồi làm từ muối và gelatine

Nhóm chuyên gia đại học Cambridge phát triển vật liệu tự phục hồi làm từ muối và gelatine

Thay vì cần nung nóng, vật liệu mới có thể tự vá lành ở nhiệt độ phòng và tiếp tục hoạt động mà không cần con người can thiệp.

Đăng ngày: 22/02/2022
Bê tông tiếp nhận sinh học thúc đẩy rêu mọc

Bê tông tiếp nhận sinh học thúc đẩy rêu mọc

Loại bê tông mới của công ty Hà Lan có bề mặt phù hợp cho rêu phát triển, giúp tạo ra những mặt tiền xanh trong thành phố.

Đăng ngày: 21/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News