Nghiên cứu thành công phương pháp thử đường huyết không cần lấy máu
Ngày 13/7, các nhà khoa học Australia cho biết đã phát triển thành công phương pháp không xâm lấn để kiểm tra lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường bằng nồng độ glucose qua nước bọt.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, nhiều lần trong ngày, bệnh nhân tiểu đường thường phải dùng một cây kim châm vào ngón tay rồi nhỏ một giọt máu lên que thử. Vì thế, một số bệnh nhân tiểu đường thường giảm thiểu các xét nghiệm để tránh đau đớn.
Một que thử tiểu đường bằng nước bọt không xâm lấn, có thể in được. (Ảnh: Đại học Newcastle).
Theo Giáo sư vật lý Paul Dastoor, Đại học Newcastle ở Australia, người dẫn đầu nhóm tạo ra phương pháp mới, xét nghiệm này hoạt động bằng cách nhúng một loại enzyme phát hiện glucose vào một bóng bán dẫn để hiển thị nồng độ glucose.
Vì vật liệu điện tử trong bóng bán dẫn là mực, nên xét nghiệm có thể in ra với chi phí thấp, Giáo sư Dastoor nói.
Que thử tiểu đường bằng nước bọt có thể in được với giá rẻ. (Ảnh: Đại học Newcastle).
Ông Dastoor cho biết: “Phương pháp này là xét nghiệm glucose không xâm lấn. Xét nghiệm này thực sự mở ra triển vọng về thử đường huyết không đau, chi phí thấp và hy vọng sẽ có kết quả tốt hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường”.
Theo Giáo sư Dastoor, phương pháp xét nghiệm mới được tạo ra một cách tình cờ khi các nhà khoa học đang nghiên cứu về pin mặt trời.
Dự án được chính phủ Australia tài trợ 6,3 triệu đôla Australia (4,7 triệu USD) để thành lập cơ sở sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm, nếu các thử nghiệm lâm sàng được phê duyệt.
Giáo sư Paul Dastoor, Trưởng nhóm Nghiên cứu tại Đại học Newcastle, cầm que thử tiểu đường bằng nước bọt. (Ảnh: Đại học Newcastle).
Ông Dastoor cho biết công nghệ này cũng có thể được chuyển sang xét nghiệm Covid-19 và xét nghiệm chất gây dị ứng, hormone và ung thư.
Trường đại học Newcastle đã làm việc với Đại học Harvard để thực hiện xét nghiệm Covid-19 bằng công nghệ tương tự.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?
Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê
