Ngoại hành tinh gần nhất có thể chụp ảnh trực tiếp

Nhà nghiên cứu ở Đại học Hawaii chụp ảnh trực tiếp ngoại hành tinh ở cách Trái Đất 35 năm ánh sáng.

Ngoại hành tinh gần nhất có thể chụp ảnh trực tiếp
Mô phỏng ngoại hành tinh COCONUTS-2b. Ảnh: SOEST/UH.

Hành tinh mới phát hiện mang tên COCONUTS-2b, quay quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách lớn gấp 6.000 lần so với Trái Đất quay quanh Mặt Trời, biến nó thành ngoại hành tinh lạnh thứ hai từng được chụp ảnh từ trước tới nay.

Với nhiệt độ 160 độ C, COCONUTS-2b mát hơn một chút so với phần lớn lò dùng để nướng bánh quy. Là hành tinh khổng lồ có quỹ đạo siêu rộng và ngôi sao chủ khá lạnh, COCONUTS-2 đại diện cho hệ hành tinh rất khác so với hệ Mặt Trời, theo trưởng nhóm nghiên cứu Zhoujian Zhang.

Hành tinh gần hệ Mặt Trời nhất quay quanh Epsilon Eridani, cách Trái Đất 10,5 năm ánh sáng, theo NASA. COCONUTS-2b quay quanh ngôi sao lùn đỏ khối lượng thấp, nằm trong hệ hành tinh COCONUTS-2. Các nhà nghiên cứu có thể chụp ảnh trực tiếp ngoại hành tinh này nhờ ánh sáng phát ra từ nguồn nhiệt còn sót lại sau khi hành tinh hình thành. Tuy nhiên, do tổng năng lượng yếu hơn một triệu lần so với Mặt Trời, nhóm nghiên cứu chỉ có thể phát hiện nó bằng ánh sáng hồng ngoại.

"Phát hiện và nghiên cứu trực tiếp ánh sáng từ hành tinh khí khổng lồ xung quanh các ngôi sao khác là điều rất khó khăn bởi những hành tinh chúng ta tìm thấy thường có quỹ đạo hẹp và bị che khuất bởi ánh sáng từ ngôi sao chủ", đồng tác giả nghiên cứu Michael Liu cho biết. "Với quỹ đạo siêu rộng, COCONUTS-2b sẽ là phòng thí nghiệm tuyệt vời để nghiên cứu khí quyển và thành phần của hành tinh khí khổng lồ non trẻ".

Các nhà nghiên cứu chụp ảnh ngoại hành tinh lớn gấp 6 lần sao Mộc nhờ khảo sát COol Companions ON Ultrawide orbiTS (COCONUTS). Ban đầu, hành tinh được phát hiện năm 2011 thông qua vệ tinh Wide-field Infrared Survey Explorer, nhưng tại thời điểm đó, nó được cho là vật thể trôi nổi tự do, không quay quanh ngôi sao nào. Zhang và cộng sự phát hiện nó xoay quanh ngôi sao chủ có khối lượng bằng 1/3 Mặt Trời và niên đại nhỏ hơn 10 lần (độ tuổi của Mặt Trời là 4,5 tỷ năm).

Do khoảng cách lớn giữa COCONUTS-2b và ngôi sao chủ, nhiều khả năng bầu trời ở đây sẽ rất khác so với Trái Đất bởi ngày và đêm đều giống nhau. Ngôi sao chủ trông giống vầng màu đỏ sáng rực trên bầu trời. Các nhà nghiên cứu sẽ công bố phát hiện trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học sửng sốt sau khi phát hiện ra bụi sao cổ đại ở Nam Cực

Các nhà khoa học sửng sốt sau khi phát hiện ra bụi sao cổ đại ở Nam Cực

Đây không phải là lần đầu tiên lục địa lạnh nhất và xa xôi nhất thế giới khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.

Đăng ngày: 31/07/2021

"Bắt" được" vật thể khủng khiếp đang uốn cong không - thời gian

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã phát hiện ra ánh sáng đằng sau một lỗ đen - bằng chứng cho thấy không - thời gian đang bị nó uốn cong.

Đăng ngày: 31/07/2021
Thót tim sự cố lệch vị trí Trạm Vũ trụ Quốc tế do module 23 tấn của Nga

Thót tim sự cố lệch vị trí Trạm Vũ trụ Quốc tế do module 23 tấn của Nga

NASA cho biết đây không phải sự cố thường gặp, đến từ module nặng 23 tấn của Nga mới đưa vào quỹ đạo.

Đăng ngày: 30/07/2021
Đêm nay, nhiều quốc gia đón

Đêm nay, nhiều quốc gia đón "đỉnh" mưa sao băng "ảo ảnh"

Trận mưa sao băng huyền ảo từ chòm sao Bảo Bình, thuộc loại khó quan sát và mờ nhạt nhất thế giới sẽ đạt đỉnh vào đêm 28 hoặc 29-7, tùy theo múi giờ.

Đăng ngày: 29/07/2021
Kỳ lạ người đàn ông siêu giàu muốn đặt mua riêng một hành tinh ngoài vũ trụ

Kỳ lạ người đàn ông siêu giàu muốn đặt mua riêng một hành tinh ngoài vũ trụ

Cấy kim cương lên trán, mua một hành tinh, đây là cách người đàn ông giàu có Lil Uzi Vert cho thấy lượng tiền khổng lồ mình đang sở hữu.

Đăng ngày: 29/07/2021
Ngôi sao chết phóng bức xạ mạnh kỷ lục vào Trái đất

Ngôi sao chết phóng bức xạ mạnh kỷ lục vào Trái đất

Chớp tia gamma mạnh gấp 14 triệu lần tổng năng lượng của dải Ngân Hà chiếu thẳng tới Trái Đất từ ngôi sao chết cách 6,6 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/07/2021
Dấu hiệu lạ ở

Dấu hiệu lạ ở "siêu mặt trăng": Hy vọng mới về sự sống ngoài hành tinh?

Kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra hơi nước trong bầu khí quyển của một mặt trăng của sao Mộc, nơi NASA từng nghi ngờ về khả năng tồn tại của biển ngầm và sự sống.

Đăng ngày: 28/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News