Ngôi sao bay hơn 1.000km/giây sau khi "trốn" khỏi siêu hố đen

Một nhóm nhà khoa học phát hiện ngôi sao S5-HVS1 bay siêu nhanh và thoát ra từ hố đen khổng lồ ở trung tâm dải Ngân hà.

Ngôi sao bay hơn 1.000km/giây sau khi trốn khỏi siêu hố đen
Ngôi sao S5-HVS1 bay cực nhanh ra xa khỏi trung tâm dải Ngân hà. (Ảnh: arXiv).

Các nhà nghiên cứu quốc tế chú ý tới ngôi sao tên S5-HVS1 khi đang tìm hiểu những vật thể thú vị trong chương trình Southern Stellar Stream Spectroscopic Survey (S5). Ngôi sao di chuyển ở tốc độ 1.017km/giây. Nó có thể hoàn thành quãng đường giữa New York và Sydney chỉ trong 15,7 giây. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 30/7 trên tạp chí arXiv.

Để di chuyển ở tốc độ cao hơn rất nhiều sao bình thường, chắc chắn S5-HVS1 tăng tốc nhờ vật nào đó. Nhóm nghiên cứu tìm cách xác định nguồn gốc của ngôi sao này và kết quả phân tích hé lộ nhiều khả năng nó đến từ trung tâm dải Ngân Hà, nơi có hố đen siêu lớn Sagittarius A*. Nếu đúng như vậy, có thể S5-HVS1 bị bắn ra ở tốc độ 1.800km/giây và di chuyển chậm lại sau khoảng 4,8 triệu năm. Đây là một ngôi sao dãy chính tiêu chuẩn, tồn tại nhờ phản ứng nhiệt hạch của hydro, nằm cách Trái Đất 30.000 năm ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu cho biết S5-HVS1 là ngôi sao dãy chính nhanh nhất từng được phát hiện. Trước đây, giới thiên văn đã tìm thấy hàng chục ngôi sao loại này nhưng chúng lao ra khỏi thiên hà do các sự kiện khác thay vì tương tác với Sagittarius A*. Nếu một ngôi sao trong hệ nhị phân trải qua vụ nổ siêu tân tinh, năng lượng phát ra đủ mạnh để làm ngôi sao còn lại bắn ra ngoài đĩa mặt phẳng của dải Ngân hà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiểu hành tinh gần 600 mét sẽ bay qua Trái đất vào tuần sau

Tiểu hành tinh gần 600 mét sẽ bay qua Trái đất vào tuần sau

Tiểu hành tinh 2006 QQ23 sẽ bay sượt qua Trái đất hôm 10/8 với đường kính ước tính 570 mét, dài hơn tòa nhà Empire State ở Mỹ.

Đăng ngày: 03/08/2019
Có một Trái đất thứ 2, chỉ cách chúng ta 31 năm ánh sáng?

Có một Trái đất thứ 2, chỉ cách chúng ta 31 năm ánh sáng?

GJ 357 d có nhiệt độ khoảng 18 độ C, hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao của nó là 55,7 ngày.

Đăng ngày: 02/08/2019
Ba hố đen xoay tròn quanh nhau trước cuộc đụng độ

Ba hố đen xoay tròn quanh nhau trước cuộc đụng độ

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc phát hiện ba hố đen xoay tròn quanh nhau ở tốc độ cực nhanh trong nghiên cứu công bố hôm 24/7.

Đăng ngày: 02/08/2019
Phát hiện

Phát hiện "Hải vương tinh siêu nóng" đầu tiên

Con người vừa tìm ra một dạng hành tinh hoàn toàn chưa từng được quan sát trước đây và đặt biệt danh là “Hải vương tinh siêu nóng”, theo trang Science News dẫn lời chuyên gia James Jenkins trình bày tại Hội nghị Khoa học TESS.

Đăng ngày: 01/08/2019
Tại sao Liên Xô chưa từng lên Mặt trăng?

Tại sao Liên Xô chưa từng lên Mặt trăng?

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra sứ mệnh Apollo 11, chúng ta sẽ nói về ý nghĩa của sự kiện này thời điểm hiện tại cũng như vai trò đóng góp đối với tương lai lĩnh vực thám hiểm không gian.

Đăng ngày: 01/08/2019
Tên lửa SpaceX phá vỡ bức tường âm thanh, đáp xuống mặt đất

Tên lửa SpaceX phá vỡ bức tường âm thanh, đáp xuống mặt đất

Tầng thứ nhất của tên lửa Falcon 9 quay về Trái Đất sau khi đưa tàu chở hàng Dragon lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 25/7.

Đăng ngày: 01/08/2019
Vì sao Mặt Trời toả ra hơi nóng khủng khiếp nhưng không gian vũ trụ vẫn lạnh?

Vì sao Mặt Trời toả ra hơi nóng khủng khiếp nhưng không gian vũ trụ vẫn lạnh?

Tại sao Mặt Trời có sức nóng khủng khiếp nhưng không gian xung quanh vẫn “lạnh cóng”? Thật là một câu hỏi rất hay.

Đăng ngày: 01/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News