Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này

Quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại có thể giúp bảo quản thi thể đáng kinh ngạc, nhưng mục đích ban đầu của việc ướp xác lại khiến chúng ta đều bất ngờ.

Xác ướp Ai Cập vẫn luôn là một minh chứng quan trọng cho nền văn minh nhân loại từ ngàn xưa và là đề tài nghiên cứu của giới sử học, khoa học hàng ngàn năm. Từ lâu, người ta tin rằng công nghệ ướp xác được sáng tạo là để bảo quản thi thể người đã khuất. Quả thật, nhờ ướp xác mà các thi thể cổ nhân từ ngàn năm, trăm năm trước vẫn còn giữ được vẻ vẹn nguyên nhất định, chống loại quy luật phân hủy tự nhiên.

Người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi chết. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Manchester của Đại học Manchester ở Anh đã chứng minh kỹ thuật chôn cất công phu này thực ra nhằm một mục đích khác: đó là một cách để "hướng dẫn" người quá cố đến với thần thánh.

Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này
Đến nay người hiện đại vẫn chưa thể giải mã hết thủ thuật ướp xác của Ai Cập cổ đại.

Campbell Price, chuyên gia nghiên cứu về Ai Cập và Sudan cổ đại của bảo tàng nói với Live Science rằng từ lâu, quan niệm cho rằng ướp xác là để bảo quản thi thể đã bám rễ. Ý tưởng này bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu Tây phương thời Victoria. Các nhà khoa học thời bấy giờ có niềm tin rằng người Ai Cập cổ đại bảo quản xác chết của họ theo cách tương tự như cách người ta bảo quản cá. Lý luận của họ khá đơn giản, vì cả hai quy trình đều chứa một thành phần giống nhau: muối.

Tuy nhiên, chất mặn mà người Ai Cập cổ đại sử dụng khác với muối được sử dụng để bảo quản sản phẩm đánh bắt trong ngày. Được gọi là natron, khoáng chất tự nhiên này là hỗn hợp của natri cacbonat, natri bicacbonat, natri clorua và natri sunfat có nhiều quanh các lòng hồ gần sông Nile và được dùng làm nguyên liệu chính trong quá trình ướp xác.

"Chúng tôi cũng biết rằng natron đã được sử dụng trong các nghi lễ đền thờ và cả trong việc xây dựng các bức tượng của các vị thần", Price nói. "Nó được dùng để tẩy rửa".

Chuyên gia Price cho biết một vật liệu khác thường được sử dụng với xác ướp là hương liệu, thứ cũng được dùng như một món quà cho các vị thần: "Hãy nhìn vào nhũ hương và một dược - chúng có trong câu chuyện về Chúa Giê-su của Cơ đốc giáo. Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng cũng là những món quà được người xưa dâng lên cho các vị thần. Ngay cả từ hương trong tiếng Ai Cập cổ đại cũng là "senetjer", nghĩa đen là "làm nên điều thiêng liêng". Khi bạn thắp hương trong một ngôi đền - ngôi nhà của một vị thần thì sẽ làm cho không gian trở nên thiêng liêng. Khi sử dụng nhựa trầm hương ướp xác, cơ thể trở thành một sinh vật thần thánh. Đó là tư tưởng của người xưa: ướp hương liệu vào thi thể để 'thần thánh hóa', chứ không nhất thiết vì mục đích phải bảo quản nó".

Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này
Quan tài của Tasheriankh, một phụ nữ 20 tuổi đến từ thành phố Akhmim đã chết vào khoảng năm 300 trước Công nguyên.

Giống như người Ai Cập cổ, các nhà Ai Cập học thời Victoria cũng tin rằng người chết sẽ cần thi thể của họ ở thế giới bên kia. Quan niệm này càng làm tăng thêm tính tin cậy cho nhận định hiểu lầm về ướp xác.

Price nói: "Có một nỗi ám ảnh được sinh ra từ những ý tưởng của thời Victoria về việc cơ thể người mất cần được hoàn thiện ở thế giới bên kia. Điều này bao gồm cả việc loại bỏ các cơ quan nội tạng. Tôi nghĩ ướp xác là nghi thức thực sự có ý nghĩa sâu sắc hơn, về cơ bản là biến cơ thể thành một bức tượng thần vì người chết đã được biến đổi".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khí cầu nghiên cứu khoa học hoạt động như thế nào?

Khí cầu nghiên cứu khoa học hoạt động như thế nào?

" Khí cầu" là "một túi đựng không khí nóng" hay "các chất khí trong trường hợp dùng khí hidro" thì còn được gọi là khinh khí cầu.

Đăng ngày: 07/02/2023
Tạo ra loại băng mới có mật độ như nước lỏng

Tạo ra loại băng mới có mật độ như nước lỏng

Các nhà nghiên cứu từ Đại học College London tạo ra một dạng băng chưa từng thấy có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của nước ở thể lỏng.

Đăng ngày: 06/02/2023
Mẫu vật duy nhất của khoáng chất hiếm nhất Trái đất

Mẫu vật duy nhất của khoáng chất hiếm nhất Trái đất

Mẫu vật duy nhất của kyawthuite chỉ nặng 0,3 gram, được tìm thấy tại Myanmar và hiện nằm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.

Đăng ngày: 06/02/2023

"Vi chỉnh" biến cây xanh thành "máy lọc không khí"

Cây trồng trong nhà có tác dụng thúc đẩy tâm trạng và giảm bớt lo lắng đối với những người bị trầm cảm hoặc lo lắng theo mùa.

Đăng ngày: 06/02/2023
Top 6 mẹo ''giải cứu'' quần áo mùa nồm không phải ai cũng biết: cứ áp dụng là không còn ẩm ướt, mùi hôi

Top 6 mẹo ''giải cứu'' quần áo mùa nồm không phải ai cũng biết: cứ áp dụng là không còn ẩm ướt, mùi hôi

Thời tiết nồm ẩm khiến quần áo lâu khô, có mùi và phát sinh nấm mốc. Bạn nên áp dụng ngay các cách dưới đây để ''giải cứu'' quần áo mùa nồm.

Đăng ngày: 06/02/2023
Vị trí không ngờ của mèo với Hồi giáo và thế giới Ả rập

Vị trí không ngờ của mèo với Hồi giáo và thế giới Ả rập

Trong thế giới Ả Rập, hình ảnh, sự tôn kính và thuần hóa mèo là một truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm.

Đăng ngày: 05/02/2023
Những kỷ lục Guinness thế giới độc nhất vô nhị

Những kỷ lục Guinness thế giới độc nhất vô nhị

Trên thế giới không thiếu những câu chuyện độc, lạ và nhiều câu chuyện trong số đó tạo nên những kỷ lục có một không hai.

Đăng ngày: 05/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News