Người dân Barbados đả kích sự kiện khám phá ra loài rắn nhỏ nhất thế giới

Loài rắn tí hon đã làm nảy sinh cuộc tranh cãi nóng bỏng tại Barbados. Cư dân của đất nước giàu có vùng biển Caribê đang nung nóng các blog và làm tắc nghẽn đài phát thanh nhằm bùng phát cơn giận của họ đối với nhà khoa học Hoa Kì, người vừa mới công bố phát hiện của mình về loài rắn nhỏ nhất thế giới rồi đặt tên nó là "Leptotyphlops carlae” theo tên người vợ Carla của ông hồi đầu tuần.

Ông Charles Atkins 43 tuổi – người dân Barbados cho biết: “Nếu ông ta thấy cần phải tự mình thổi kèn loan báo, cũng được thôi. Nhưng mẹ tôi, dù chỉ là người nội trợ bình thường, đã chỉ cho tôi thấy con rắn đó khi tôi còn bé tí”.

Một tác giả khác của blog Barbados Free Press thậm chí còn thể hiện giọng điệu gay gắt hơn. Tác giả này đặt ra câu hỏi bằng cách nào mà lại có người có thể “phát hiện” ra một loài rắn đã quá quen thuộc với người địa phương với cái tên rắn dây.

Một tác giả tự xưng là Margaret Knight nói: “Sao người đàn ông này lại dám đến đây rồi đặt tên con rắn theo tên vợ mình?”

Người đàn ông mà tác giả trên nói đến chính là nhà sinh vật học tiến hóa S. Blair Hedges thuộc đại học bang Pennsylvania. Nhóm nghiên cứu của ông cũng đã phát hiện ra loài thằn lằn nhỏ nhất thế giới tại Cộng hòa Dominica và loài ếch nhỏ nhất thế giới tại Cuba.

Mới đây Hedges trở thành người đầu tiên đặt tên cho con rắn tí hon, nó nhỏ đến nỗi có thể nằm cuộn tròn trên đồng 25 xu của Hoa Kỳ, khi ông công bố quan sát cũng như các kết quả xét nghiệm di truyền của mình trên tờ Zootaxa. Con rắn trưởng thành dài chưa đầy 4 inch (10 centimet).

Bức ảnh trên được nhà khoa học Hoa Kỳ S. Blair Hedges chụp vào năm 2006 và công bố vào chủ nhật ngày 3 tháng 8 năm 2008. Đó là loài rắn nhỏ nhất trên thế giới đang nằm cuộn tròn trên đồng 25 xu của Hoa Kỳ. Hedges cho biết ông đã phát hiện ra loài nhắn nhỏ nhất thế giới vào một ngày chủ nhật tại hòn đảo Caribê phía cực đông của Barbados với kích cỡ trưởng thành dài chưa đầy 4 inch (10 centimet). Ông đặt tên cho loài rắn tí hon là “Leptotyphlops carlae” theo tên của người vợ kiêm chuyên gia nghiên cứu bò sát Carla Ann Hass. (Ảnh: AP/ Đại học bang Pennsylvania, S. Blair Hedges)

Trong cuộc nói chuyện với tờ The Associated Press thứ 6 vừa qua, Hedges nói rằng ông hiểu phản ứng giận dữ của người dân Barbados. Nhưng theo thực tiễn khoa học đã được thiết lập, người đầu tiên mô tả đầy đủ về một loài được coi là đã khám phá ra loài đó đồng thời có quyền đặt tên khoa học cho loài này.

Ông thêm rằng hầu hết các loài mới được phát hiện đều phổ biến với người dân địa phương, nhưng từ “phát hiện” muốn nói đến công việc thực hiện trong phòng thí nghiệm nhằm hoàn tất hồ sơ di truyền của loài đó. Trong nghiên cứu của mình, ông nói rằng hai mẫu thí nghiệm của ông được phát hiện vào năm 1889 và năm 1963.

Ông nói: “Hãy tin tôi, chẳng có lời tuyên bố giả dối nào ở đây cả”.

Damon Corrie – chủ tịch Hiệp hội bò sát học Caribê – thừa nhận rằng Hedges chính là người đầu tiên tìm hiểu về mặt khoa học đồng thời đặt tên cho con rắn, nhưng cái gọi là khám phá hay phát hiện khiến người địa phương trở nên thiếu nhã nhặn.

Corrie cho biết: “Người ta có ấn tượng rằng cư dân nơi đây phải phụ thuộc vào những người ngoại quốc đến và chỉ cho họ thấy có cái gì ở chính sân sau nhà họ”.

Karl Watson, nhà sử học kiêm nhà điểu cầm học thuộc Đại học West Indies tại Barbados, nói rằng chuyện mọi người bị kích động đối với một loài vật cực nhỏ hay cực lớn rất thường gặp.

Ông nói: “Có lẽ họ đã phản ứng hơi thái quá. Chủ nghĩa dân tộc có đôi chút lệch hướng”.

Hedges tán đồng: “Tôi nghĩ họ đang đưa câu chuyện đi quá xa. Rắn là chủ đề phi chính trị".

Phát hiện loài rắn nhỏ nhất thế giới tại Barbados

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News