Người đàn ông 42 tuổi được chữa khỏi AIDS

Nhiễm virus HIV hơn một thập kỷ, một người đàn ông dường như đã thoát khỏi căn bệnh tử thần này 20 tháng sau khi được ghép tủy xương - kỹ thuật vốn được dùng để chữa bệnh máu trắng - bác sĩ của anh thông báo hôm qua.

Trong khi các nhà nghiên cứu - và chính các bác sĩ - lưu ý rằng ca bệnh nói trên có thể chỉ là một sự may mắn, thì những người khác lại cho rằng nó gợi ra sự chú ý lớn hơn với liệu pháp gene để đối phó với căn bệnh này. Mỗi năm 2 triệu người mới được chẩn đoán nhiễm HIV, và tổng cộng virus HIV đã lây lan cho 33 triệu người trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Gero Huetter cho biết bệnh nhân 42 tuổi của ông, một người Mỹ giấu tên đang sống ở Berlin, đã nhiễm virus gây AIDS hơn mười năm trước. Nhưng 20 tháng sau khi được ghép tủy xương có chọn lọc gene, anh này đã không hề còn biểu hiện mang virus bệnh.

"Từng ngày chúng tôi đợi những tín hiệu xấu xuất hiện", Huetter nói. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Các nhà nghiên cứu ở bệnh viện và trường Y Charite tại Berlien cho biết các xét nghiệm trên tủy xương, máu và những mô nội tạng khác đều cho thấy đã sạch HIV.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng những xét nghiệm trên có thể không đủ mạnh. "Cần xem xét kỹ hơn nữa đối với nhiều mẫu khác nhau để đảm bảo rằng không còn HIV", họ nói. 

Bác sĩ người Đức Gero Huetter phát biểu tại cuộc họp báo về sự thành công của ca chữa HIV tại Berlin (Ảnh: AP)

Đây không phải là lần đầu tiên ghép tủy xương được thực hiện để điều trị AIDS hoặc nhiễm HIV. Năm 1999, tạp chí Medical Hypotheses đã nhận được kết quả báo cáo 32 thử nghiệm như vậy từ giữa năm 1982 đến 1996. Trong hai trường hợp, HIV dường như đã được loại bỏ hoàn toàn.

Bệnh nhân của Huetter được điều trị tại bệnh viện Charite cho cả bệnh AIDS và máu trắng.

Khi Huetter chuẩn bị chữa máu trắng cho bệnh nhân này bằng việc pháp ghép tủy xương, ông chợt nhớ ra rằng có những người mang một đột biến gene dường như giúp họ kháng lại việc nhiễm HIV. Nếu đột biến này được thừa hưởng ở cả cha và mẹ, nó sẽ ngăn virus HIV gắn vào các tế bào.

"Tôi đọc được điều này một cách tình cờ năm 1996. Tôi vẫn nhớ và nghĩ rằng nó có thể có tác dụng".

Mặc dù cứ 1.000 người Âu và Mỹ mới có 1 người thừa hưởng đột biến gene trên ở cả bố lẫn mẹ, Huetter vẫn đặt mục tiêu tìm ra một người hiến như vậy trong số những người hiến có tủy xương phù hợp với bệnh nhân. Và trong số 80 người tình nguyện, ông đã tìm được một người có đột biến phù hợp đó.

Trước ca phẫu thuật, bệnh nhân được trị liệu bằng thuốc và phóng xạ mạnh để giết chết các tế bào tủy xương đã nhiễm bệnh của chính anh, và làm bất hoạt hệ miễn dịch, đồng thời ngừng dùng thuốc chữa AIDS. Các tế bào tủy xương mới mang đột biến gene được đưa vào cơ thể bệnh nhân, và các bác sĩ chờ đợi chúng sẽ giết chết virus này.

Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho rằng quy trình này là quá tốn kém và nguy hiểm để trở thành một quy trình chuẩn. Tuy nhiên, ông cho rằng nó có thể gợi ý cho các nhà nghiên cứu tính đến các liệu pháp gene khi ngăn chặn HIV.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News