Người đàn ông gắn dao vào người thay bàn tay trong mộ cổ 1.500 năm

Một bằng chứng sớm về việc sử dụng chi giả vừa được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ nằm giữa nghĩa trang đầy bí ẩn ở phía Bắc nước Ý.


Người đàn ông có tay trái là một con dao - (Ảnh: Đại học Sapienza).

Theo Science Alert, đó là một nghĩa trang thời Trung Cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm bộ hài cốt người, ngoài ra còn có một con ngựa không đầu, một số con chó săn lông xám. Hài cốt người đàn ông nói trên gây chú ý hơn cả.

Phân tích bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Ileana Micarelli từ Đại học Sapienza ở Rome (Ý) cho thấy bàn tay của người đàn ông đã bị cắt bỏ do một chấn thương, được tạo ra bởi một vật cùn.

"Có khả năng chi bị cắt cụt vì lý do y tế hoặc cẳng tay bị gãy do vô tình ngã, dẫn đến gãy xương không thể chữa lành. Tuy nhiên với văn hóa chiến binh của người Longobard cổ đại, tổn thất do chiến đấu cũng có thể xảy ra" bài công bố trên Journal of Anthropological Sciences cho hay.

Kiểm tra kỹ hơn, đầu xương cho thấy bằng chứng của một dạng áp lực cơ sinh học, góp phần tạo thành dạng mô sẹo đặc trưng, phù hợp với đầu chi của những người được gắn chi giả thời hiện đại.

Người ta còn tìm thấy vết mòn rõ ràng trên răng của người đàn ông, rất có thể do việc anh ta thường xuyên dùng răng để thắt chặt dây đai của một vật gắn trên tay cụt.

Trong mộ cổ, các nhà khoa học tìm thấy một vật kỳ lạ: một lưỡi dao, một chiếc khóa hình chữ D và một vật liệu hữu cơ đã phân hủy nằm ngay tay cụt của người đàn ông.

Điều này gợi ý về một con dao được gắn trên một chiếc mũ da nhỏ chụp vào tay cụt của người đàn ông - một dạng tay giả dành cho một chiến binh.

Phân tích kỹ hơn hài cốt, các nhà khoa học nhận thấy người đàn ông đã sống rất lâu sau khi bị mất tay, điều hiếm gặp ở thời Trung Cổ vì trong thời kỳ tiền kháng sinh, sống khỏe mạnh với một phần cơ thể quan trọng bị mất là rất khó khăn. Rõ ràng anh ta đã được chăm sóc và hỗ trợ rất chu đáo bởi gia đình và cộng đồng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/07/2025
Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"

'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Đăng ngày: 30/06/2025
Khủng long làm

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?

Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Đăng ngày: 30/06/2025
Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài

Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Đăng ngày: 30/06/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News