Người đầu tiên trên thế giới nhiễm nấm từ cây trồng

The Telegraph cho biết người đàn ông 61 tuổi trở thành người đầu tiên trên thế giới mắc bệnh nấm thực vật, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về mối đe dọa mà chúng gây ra do biến đổi khí hậu và khả năng chống lại các phương pháp điều trị hiện có.

Người đàn ông giấu tên từng là nhà nấm học thực vật. Ông đến bệnh viện ở thành phố Kolkata, miền Đông Ấn Độ sau khi bị khàn giọng, ho, mệt mỏi, khó nuốt trong 3 tháng.

Kết quả cho thấy người đàn ông bị áp xe cạnh khí quản trên cổ. Khi các mẫu mủ được gửi đi xét nghiệm, người ta phát hiện ra ông đã nhiễm Chondrostereum purpureum - loại nấm gây bệnh bạc lá ở thực vật.

Người đầu tiên trên thế giới nhiễm nấm từ cây trồng
Người ta tin rằng người đàn ông đã tiếp xúc với loại nấm này khi thực hiện công việc nghiên cứu của mình. (Ảnh: The Telegraph).

Nhà nấm học thực vật đã hồi phục hoàn toàn sau khi dùng hai loại thuốc chống nấm trong hai tháng. Tuy nhiên, sự nhiễm trùng đã báo động các chuyên gia y tế công cộng vì trước đây người ta không nghĩ bào tử nấm trong thực vật có thể lây nhiễm cho con người.

"Ông không có tiền sử bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hay bất kỳ bệnh mạn tính nào. Ông cũng không uống thuốc ức chế miễn dịch hay mắc chấn thương gì. Bệnh nhân là nhà nghiên cứu nấm học thực vật chuyên nghiệp đã làm việc với vật liệu thối rữa, nấm và các loại nấm thực vật khác nhau trong thời gian dài", một nghiên cứu được công bố trên Medical Mycology Case Reports nói về các triệu chứng mà người đàn ông mắc phải.

Nhiều người tin bệnh nhân đã tiếp xúc với loại nấm này trong khi thực hiện công việc nghiên cứu.

Nhà dịch tễ học Ramanan Laxminarayan cho biết: “Thế giới có hàng trăm triệu loài nấm và chỉ một phần nhỏ gây nhiễm trùng ở người. Tuy nhiên, chúng ta bắt đầu thấy hiện tượng nhiễm nấm kỳ lạ này vốn không gây nhiễm trùng ở người, giờ lại gây nhiễm trùng”.

Hàng triệu bệnh nhiễm nấm tồn tại nhưng các nhà khoa học chỉ xác định được khoảng 150.000 loại. Số ít hiện có thể tồn tại trong cơ thể con người, chẳng hạn Cryptococcus và Aspergillus, có thể gây ra các triệu chứng giống như viêm phổi.

Người đầu tiên trên thế giới nhiễm nấm từ cây trồng
Nhà nấm học thực vật đến từ Ấn Độ trở thành người đầu tiên trên thế giới bị nhiễm Chondrostereum purpureum, loại nấm gây bệnh bạc lá ở thực vật. (Ảnh: Jiri Kamenicek).

Theo Quỹ Hành động Toàn cầu về Nhiễm nấm, 300 triệu người bị ảnh hưởng bởi mầm bệnh nấm nghiêm trọng mỗi năm, dẫn đến 1,6 triệu ca tử vong.

Đại dịch cũng đã làm trầm trọng thêm mối đe dọa này. Vào năm 2021, ít nhất 45.000 người ở Ấn Độ mắc Covid-19 đã mắc thêm bệnh nhiễm nấm thứ cấp Mucormycosis (được gọi là nấm đen) dẫn đến hơn 4.500 ca tử vong.

Virus corona cũng khiến các nguồn lực bị chuyển hướng khỏi việc nghiên cứu và điều trị các mầm bệnh nấm ít được biết đến. Từ năm 2019 đến năm 2021, số ca nhiễm nấm Candida auris, có thể lây nhiễm vào máu và hệ thần kinh trung ương, tăng gấp 3 lần, từ 476 lên 1.471 ca ở Mỹ.

Nhiễm nấm được cho là sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với con người trong những năm tới do khả năng kháng thuốc ngày càng tăng đối với số lượng nhỏ các phương pháp điều trị sẵn có và nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu gây ra.

Nhiệt độ ấm cho phép nấm thích nghi dễ dàng hơn để tồn tại trong cơ thể con người. Các bệnh nhiễm nấm hiện có thể lan sang các khu vực địa lý mới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nên ăn chất xơ ở dạng nguyên miếng hay xay vụn?

Nên ăn chất xơ ở dạng nguyên miếng hay xay vụn?

Bổ sung chất xơ cho cơ thể thì phải ăn nguyên cả miếng rau chứ không phải dạng chất xơ được xay vụn ra - quan điểm này khiến nhiều người hoang mang mình không ăn chất xơ đúng cách.

Đăng ngày: 30/04/2023
Những lợi ích tuyệt vời của lá đu đủ mà ít người biết tới

Những lợi ích tuyệt vời của lá đu đủ mà ít người biết tới

Không chỉ quả mà lá đu đủ cũng có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

Đăng ngày: 30/04/2023
2 cách uống trà có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bạn cần tránh

2 cách uống trà có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bạn cần tránh

Uống trà sai cách chẳng những gây hại cho sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường khiến cơ thể dần bị bào mòn theo thời gian.

Đăng ngày: 29/04/2023
Món ăn vùng miền tiềm ẩn rủi ro sức khoẻ, nhiều người thích ăn khi đi chơi dịp lễ 30/4-1/5

Món ăn vùng miền tiềm ẩn rủi ro sức khoẻ, nhiều người thích ăn khi đi chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nghỉ lễ kéo dài là dịp giúp mọi người có thời gian gặp gỡ tụ tập ăn uống hay đi du lịch. Vào dịp lễ, nhu cầu ăn uống bên ngoài tăng khiến nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng tăng lên.

Đăng ngày: 28/04/2023
Các nhà khoa học Nhật Bản chế tạo ống nội soi siêu nhỏ

Các nhà khoa học Nhật Bản chế tạo ống nội soi siêu nhỏ

Ống nội soi siêu nhỏ do các nhà khoa học Nhật Bản phát triển có thể thu được hình ảnh của các bộ phận mà trước đây không thể thực hiện như mạch máu, thần kinh.

Đăng ngày: 28/04/2023
Loại cây Việt Nam có nhiều, được ví như “nữ hoàng của các loại nấm”: Bồi bổ cơ thể rất tốt!

Loại cây Việt Nam có nhiều, được ví như “nữ hoàng của các loại nấm”: Bồi bổ cơ thể rất tốt!

Nấm hương được mệnh danh là " nữ hoàng của các loại nấm", có mùi hương rất đặc trưng nên được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Loại thực phẩm này cũng mang tới nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Đăng ngày: 28/04/2023
Cơ chế làm tăng lưu lượng máu lúc ngủ của não

Cơ chế làm tăng lưu lượng máu lúc ngủ của não

Ngay cả khi con người đang ngủ, bộ não vẫn không được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Đăng ngày: 28/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News