Người Maya xây kim tự tháp 1.500 năm từ đá núi lửa

Chỉ vài chục năm sau vụ phun trào lịch sử, người Maya quay lại xây kim tự tháp bằng chính những vật liệu phun ra từ núi lửa.

Các nhà khoa học phát hiện người Maya xây kim tự tháp Campana từ những mảnh đá núi lửa văng ra trong một vụ phun trào mạnh đến mức làm nguội Trái đất, Live Science hôm 21/9 đưa tin.

Người Maya xây kim tự tháp 1.500 năm từ đá núi lửa
Kim tự tháp Campana do người Maya xây dựng cách đây khoảng 1.500 năm. (Ảnh: Akira Ichikawa)

Khoảng năm 539, tại khu vực ngày nay là San Andrés, El Salvador, miệng núi lửa Ilopango phun trào. Vụ phun trào có tên Tierra Blanca Joven (TBJ) và được coi là sự kiện núi lửa lớn nhất Trung Mỹ trong 10.000 năm qua. Ngọn núi tạo ra những dòng dung nham dài hàng chục km, phun lượng tro bụi khổng lồ lên khí quyển Trung Mỹ khiến khí hậu Bắc Bán cầu lạnh đi. Do sức mạnh hủy diệt của núi lửa, các nhà khoa học từng cho rằng nhiều khu định cư của người Maya trong vùng có thể bị bỏ hoang hàng thế kỷ.

Tuy nhiên, theo phân tích mới về kim tự tháp Campana của Akira Ichikawa, nhà khảo cổ tại Khoa Nhân chủng học thuộc Đại học Colorado Boulder (UCB), người Maya đã quay trở lại sớm hơn nhiều và xây công trình này chỉ vài chục năm sau vụ phun trào.

Phân tích mới cũng hé lộ, thợ xây Maya đã kết hợp các khối đá và đất với mạt vụn núi lửa (tephra) - những mẩu đá và mảnh vụn khác do núi lửa phun ra. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy người Maya dùng mạt vụn núi lửa để xây kim tự tháp. Điều này có thể phản ánh ý nghĩa tâm linh của núi lửa trong văn hóa Maya, theo Ichikawa.

Kim tự tháp Campana cao khoảng 13m và nằm cách núi lửa 40km. Nó được xây trên đỉnh của một bệ cao 6m, dài 80m và rộng 55m. Bệ này cũng có 4 bậc thềm rộng và một cầu thang lớn ở trung tâm. Đây là công trình công cộng đầu tiên mọc lên ở San Andrés sau vụ phun trào TBJ.

Ichikawa sử dụng các mẫu carbon lấy từ nhiều vật liệu xây dựng khác nhau trong kim tự tháp và xác định chúng có niên đại từ năm 545 đến năm 570. Điều này cho thấy người Maya đã quay trở lại và bắt đầu xây kim tự tháp sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây của các nhà khoa học. Số lượng mạt vụn núi lửa trong kim tự tháp cũng rất đáng ngạc nhiên, Ichikawa nhận xét.

Các nhà khoa học từng phát hiện mạt vụn núi lửa trong một con đường trắng (sacbe) của người Maya tại Cerén. Tuy nhiên, Campana là kim tự tháp Maya đầu tiên được phát hiện dùng vật liệu này. Với con đường ở Cerén, có thể người xưa cho rằng mạt vụn núi lửa dạng tro trắng mang ý nghĩa tôn giáo hoặc vũ trụ lớn lao vì có nguồn gốc núi lửa. Với kim tự tháp Campana, vật liệu này cũng có thể mang tầm quan trọng tương tự.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật chưa từng thấy trên thế giới

Sinh vật chưa từng thấy trên thế giới "hiện về" từ siêu lục địa tan vỡ

Một bò sát bay sống trên siêu lục địa Gondwana đã tan vỡ vừa được tìm thấy ở Chile.

Đăng ngày: 22/09/2021
Nghiên cứu hóa thạch cho thấy không phải tất cả động vật có răng kiếm đều là động vật săn mồi

Nghiên cứu hóa thạch cho thấy không phải tất cả động vật có răng kiếm đều là động vật săn mồi

Hóa thạch cho thấy: Không phải tất cả động vật có răng kiếm đều là động vật ăn thịt!

Đăng ngày: 22/09/2021
Vụ nổ kinh khủng khiến hàng trăm người nhìn thấy mù mắt ngay lập tức, 900 quả bom ở Hiroshima không là gì

Vụ nổ kinh khủng khiến hàng trăm người nhìn thấy mù mắt ngay lập tức, 900 quả bom ở Hiroshima không là gì

Thảm họa thiên thạch ở Tall el-Hammam cách đây 3.600 năm được tái hiện như phim Hollywood.

Đăng ngày: 22/09/2021
Tìm thấy hài cốt người phụ nữ gần 3.000 năm đeo đầy trang sức đồng

Tìm thấy hài cốt người phụ nữ gần 3.000 năm đeo đầy trang sức đồng

Người phụ nữ giàu có được chôn trong ngôi mộ đá cùng nhẫn, vòng tay và nhiều đồ trang sức bằng đồng kích thước lớn.

Đăng ngày: 22/09/2021
Phát hiện xưởng

Phát hiện xưởng "thời trang" có niên đại tới 120.000 năm

Những thứ có thể là bằng chứng sớm nhất về việc sản xuất quần áo vừa được phát hiện trong một hang động ở Morocco, niên đại lên tới 120.000 năm.

Đăng ngày: 21/09/2021
Hồi sinh lại người Nhật Bản cổ từ hài cốt 9.000 tuổi

Hồi sinh lại người Nhật Bản cổ từ hài cốt 9.000 tuổi

Các nhà khoa học đã dựng lại mã gene của người Nhật Bản cổ từ các bộ hài cốt lâu đời, qua đó làm rõ được nguồn gốc của người Nhật hiện đại.

Đăng ngày: 21/09/2021
Những quả cầu bí ẩn trong lăng mộ thời kỳ đồ đá mới ở Scotland

Những quả cầu bí ẩn trong lăng mộ thời kỳ đồ đá mới ở Scotland

Hàng trăm quả cầu đá đã được tìm thấy trong một ngôi một thời kỳ đồ đá mới trên đảo Tresness thuộc quần đảo Orkney ở Scotland, nhưng không ai biết chúng được sử dụng để làm gì.

Đăng ngày: 20/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News