Người nguyên thủy có phải "ông tổ" của công cụ bằng đá?
Tộc người nguyên thủy từng được cho là đã tạo ra cuộc cách mạng với công cụ bằng đá. Tuy nhiên mới đây các nhà khoa học Brazil đã công bố điều bất ngờ.
Những dụng cụ bằng đá đã đánh dấu bước đầu tiên trong một loạt các tiến bộ chế tạo công cụ lớn hơn trong các xã hội săn bắn, hái lượm của con người, kéo dài từ thời kỳ đồ đá cho đến thời hiện đại (Ảnh minh họa: Getty).
Trong một bài báo được đăng tải trên tạp chí khoa học The Holocene mới đây, các nhà khảo cổ học và cổ sinh vật học tại Brazil đã đề cập tới một điều bất ngờ.
Theo họ, những công cụ bằng đá đầu tiên được tạo ra có thể không phải do con người, mà thuộc về loài khỉ capuchin.
Những công cụ bằng đá này được làm từ đá cuội thạch anh, xuất hiện trong các cuộc khai quật trước đây tại Pedra Furada - một khu vực gồm hơn 800 địa điểm khảo cổ ở Píaui, Brazil.
"Khỉ capuchin ở Đông bắc Brazil có khả năng chế tạo và sử dụng nhiều loại công cụ bằng đá", Agustín M. Agnolín, nhà khảo cổ học và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nhận định này được giới chuyên môn ủng họ, do quần thể khỉ capuchin hiện nay cũng có khả năng sử dụng công cụ để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Dễ gặp nhất là việc chúng sử dụng những viên đá nhỏ làm búa và những viên đá lớn, phẳng hơn làm đe để đập vỡ các loại hạt và vỏ hạt.
Khỉ sử dụng đá để đập vỡ các loại hạt. (Ảnh: Getty).
Đây là một bất ngờ lớn, bởi từ trước tới nay chúng ta vẫn luôn cho rằng sự phát triển của các công cụ bằng đá đầu tiên thuộc về Homo habilis - một loại vượn người, và cũng là thành viên "thế hệ đầu" của gia đình loài người.
Những dụng cụ này rốt cuộc đã đánh dấu bước đầu tiên trong một loạt các tiến bộ chế tạo công cụ lớn hơn trong các xã hội săn bắn, hái lượm của con người, kéo dài từ thời kỳ đồ đá cho đến thời hiện đại.
Theo Agnolín, phát hiện mới của họ thậm chí còn chứng minh được một điều, rằng một số khu vực Brazil có thể không thực sự thuộc về những người Mỹ đầu tiên, mà vốn dĩ là nơi cư trú của loài khỉ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
