Người nhiễm HIV của khỉ

Các nhà khoa học Anh vừa tìm thấy một chủng HIV mới có khả năng lây nhiễm từ khỉ đột sang người. Một phụ nữ người Pháp đã nhiễm virus này.

Chuyên gia sinh học David Robertson cùng các cộng sự tại Đại học Manchester (Anh) đã phân tích ADN của người phụ nữ 62 tuổi sau khi bà trở về Pháp từ Cameroon. Họ khẳng định chủng virus mới có cấu trúc gene gần giống virus suy giảm miễn dịch khỉ (SIV) mà giới khoa học mới phát hiện trong những con khỉ đột hoang dã tại châu Phi.

"Chúng tôi sẽ ngạc nhiên nếu không có thêm người nào nhiễm chủng HIV mới. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng đây là sự lây nhiễm trực tiếp từ khỉ đột sang người", Robertson phát biểu.

Trước năm 2004, người phụ nữ Pháp sống tại vùng ngoại ô thành phố Yaoundé - thủ đô của Cameroon. Tại đây bà chưa từng tiếp xúc với khỉ đột hay ăn thịt của chúng (thịt khỉ đột là nguồn lây nhiễm SIV chủ yếu sang người). Điều đó có nghĩa là bà đã nhiễm chủng HIV mới từ người khác, có thể là qua quan hệ tình dục. 

Các HIV (màu xanh lục) tấn công một tế bào trong cơ thể người. (Ảnh: aps.org)

Cho tới thời điểm hiện tại hệ miễn dịch của người phụ nữ chưa có dấu hiệu suy giảm khả năng hoạt động - đặc trưng của căn bệnh AIDS. Nhưng các xét nghiệm tế bào cho thấy virus có thể tự nhân bản trong tế bào bạch cầu giống như các chủng HIV khác. Robertson cho hay tốc độ nhân bản của virus giảm khi tiếp xúc với các thuốc chống HIV.

"Sự xuất hiện của virus khỉ đột trong cơ thể người cho thấy, có thể một số chủng HIV khác có nguồn gốc từ khỉ đột. Một giả thuyết nữa là: khỉ đột lây nhiễm virus từ tinh tinh, sau đó virus mới truyền sang người", Robertson nhận xét.

Theo nhà virus học Martine Peeters của Đại học Montpellier (Pháp), phát hiện này cho thấy có thể các chủng HIV mới thường xuyên xuất hiện ở các động vật linh trưởng.

"Nó chỉ bổ sung thêm bằng chứng về việc các chủng virus gây bệnh AIDS tấn công nhiều loại động vật linh trưởng trước khi nhảy sang người", Peeters, một trong những người phát hiện chủng SIV đầu tiên ở khỉ đột, nói.

Robertson cho rằng các chuyên gia về virus không phát hiện được quá trình lây nhiễm trên vì các xét nghiệm HIV hiện nay chỉ xác định được những chủng HIV phổ biến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News