Người phụ nữ đầu tiên sinh con nhờ cấy ghép tử cung bằng robot

Bé trai nặng 2,9kg, khỏe mạnh chào đời ở Thụy Điển nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF).

Tháng 10/2017 người phụ nữ giấu tên được các bác sĩ bệnh viện Đại học Sahlgrenska dùng robot để thực hiện cấy ghép tử cung vào cơ thể. Mười tháng sau, bác sĩ thụ tinh ống nghiệm thành công tạo ra một phôi thai đưa vào tử cung của cô. Siêu âm ban đầu, thai nhi không bị biến chứng. Sau 36 tuần thai, bé trai được sinh mổ chào đời khỏe mạnh, nặng 2,9 kg.

Đây là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới sinh con khỏe mạnh nhờ cấy ghép tử cung bằng robot.


Em bé sinh ra khỏe mạnh, nặng 2,9kg. (Ảnh: Ibex New 24).

Bác sĩ Pernilla Dahm-Kähler, người thực hiện ca ghép tử cung, chia sẻ: "Thật là điều tuyệt vời. Đứa trẻ sinh ra chắc chắn sẽ rất đặc biệt".

Giáo sư Mats Brännström, trưởng ê kíp cấy ghép cho biết lần đầu tiên thế giới kỹ thuật cấy ghép bằng robot ít xâm lấn thực hiện được. Đây là bước tiến quan trọng để phát triển công nghệ này.

Trên thế giới, hiện có 15 em bé sinh ra từ tử cung được cấy ghép, trong đó 9 bé chào đời ở Thụy Điển. Có 5 phụ nữ được cấy ghép tử cung bằng robot nhưng không ai trong số họ mang thai. Đây là lần đầu tiên một em bé được sinh ra nhờ ghép tử cung sử dụng robot này.

Trong ca cấy ghép tử cung, robot được điều khiển bởi hai bác sĩ. Họ sử dụng cần điều khiển chuyển động của cánh tay robot chính xác đến từng milimet, tạo ra những lỗ hở rất hẹp trên cơ thể người hiến. Cách này người hiến tử cung mất ít máu, ít sẹo, ít thời gian nằm viện. Các vết cắt của bác sĩ trong phương pháp mổ thông thường, lỗ hở sẽ lớn hơn nhiều.

Tử cung từ người hiến được cấy vào cơ thể người nhận bằng một quy trình được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật. Giai đoạn này không có sự tham gia của robot.


Bác sĩ điều khiển robot từ xa để lấy tử cung ra khỏi cơ thể người hiến. (Ảnh: MSN).

Các nhà khoa học cho biết, kỹ thuật cấy ghép tử cung bằng robot có tiềm năng lớn để phát triển. Công đoạn bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ tử cung người hiến bằng robot, cấy ghép tử cung vào bệnh nhân bằng phẫu thuật truyền thống, sau đó thụ tinh nhân tạo để mang thai. Tuy nhiên hiện nay số người hiến tạng còn hiếm và hầu hết phụ nữ chỉ hiến tử cung của mình để cấy ghép cho người thân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News