Người tạo em bé biến đổi gene ở Trung Quốc nhận án 3 năm tù

Tòa án Trung Quốc kết án ba nhà khoa học tham gia tạo ra những em bé biến đổi gene năm 2018 đã hoạt động y học bất hợp pháp.

Theo Tân Hoa xã, He Jiankui, người đứng đầu nghiên cứu tạo ra em bé biến đổi gene nhận mức án 3 năm tù và phải đóng số tiền phạt 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 430.000 USD).

Hai nhà khoa học khác trong nghiên cứu cũng bị tuyên án tù và tiền phạt nhưng mức độ thấp hơn.

Cụ thể, Zhang Renli nhận mức án 2 năm tù và đóng phạt 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 143.000 USD). Qin Jinzhou nhận mức án 18 tháng tù, nhưng được hoãn thi hành án trong 2 năm và đóng phạt 500.000 USD.

Người tạo em bé biến đổi gene ở Trung Quốc nhận án 3 năm tù
He Jiankui công bố về nghiên cứu tạo ra em bé biến đổi gene của mình vào năm 2018. (Ảnh: AP).

Ông He Jiankui, làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam, thành phố Thâm Quyến, bị chỉ trích đã bỏ qua các quy tắc đạo đức và khoa học khi chỉnh sửa phôi thai. Ông từng khẳng định nghiên cứu của mình là bước đột phá có thể “kiểm soát đại dịch HIV”.

Nghiên cứu dẫn đến sự ra đời của hai bé song sinh biến đổi gene là Lula và Nana cuối năm 2018, gây chấn động cho giới khoa học toàn thế giới. Ông cũng tham gia vào nghiên cứu tạo ra một đứa bé biến đổi gene khác, theo AP.

Trước phản ứng kịch liệt cả trong nước và quốc tế, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc lập tức ra lệnh điều tra về thí nghiệm.

Các nhà chức trách ở Trung Quốc cuối tháng 1 khẳng định thí nghiệm tạo em bé biến đổi gene đầu tiên trên thế giới đã vi phạm pháp luật nước này.

Điều tra viên của Ủy ban Sức khỏe tỉnh Quảng Đông cho biết vụ việc ban đầu được xác định là hoạt động biến đổi phôi thai người bị nhà nước cấm.

Cơ quan này cho rằng ông He tiến hành thí nghiệm "để có được danh tiếng và tài sản cho cá nhân, với các quỹ tự huy động, bí mật tuyển dụng nhân sự liên quan và cố tình trốn tránh hoạt động giám sát".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao hút mỡ bụng gây tử vong?

Vì sao hút mỡ bụng gây tử vong?

Hầu hết bệnh nhân hài lòng với kết quả của phẫu thuật hút mỡ. Tuy nhiên, giống như mọi thủ thuật y khoa khác, ở đây cũng có những rủi ro, thậm chí đến mức mất mạng.

Đăng ngày: 31/12/2019
Vì sao

Vì sao "tiếng ồn trắng" có thể giúp chúng ta ngủ ngon hơn?

Một thiết bị tạo ra tiếng ồn trắng (White Noise) là giải pháp đơn giản nhất để ngăn những tiếng ồn khác ảnh hưởng đến bạn. Những âm thanh khác sẽ bị tiếng ồn trắng cản lại trước khi đến tai của bạn.

Đăng ngày: 31/12/2019
Uống nước nhiễm chì nguy hiểm như thế nào?

Uống nước nhiễm chì nguy hiểm như thế nào?

Uống nước có nồng độ chì 0.05 mg/L, trẻ đã có thể phơi nhiễm chì với mức độ trong máu gấp hai lần bình thường.

Đăng ngày: 31/12/2019
Bệnh mù màu có phải là một siêu năng lực đi kèm với sự đánh đổi?

Bệnh mù màu có phải là một siêu năng lực đi kèm với sự đánh đổi?

Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác. Đây là một bệnh về mắt làm cho người ta có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc.

Đăng ngày: 29/12/2019
Thực hư chuyện đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Thực hư chuyện đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe một số tin đồn thổi tràn lan trên mạng internet về tác dụng - tác hại của đậu nành. Một số người truyền tai nhau rằng đậu nành là nguyên nhân gây ra ung thư vú. Số khác còn loại bỏ hẳn đậu nành khỏi chế độ ăn uống vì nghi ngờ nó có có chứa estrogen thực vật.

Đăng ngày: 29/12/2019
Ăn gừng hay riềng tốt hơn?

Ăn gừng hay riềng tốt hơn?

Gừng và riềng cùng họ song vị cay, tính nóng ở riềng ít hơn nên hầu hết mọi người ăn được, trừ phụ nữ mang thai.

Đăng ngày: 29/12/2019
Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta.

Đăng ngày: 28/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News