Người thực hiện ca ghép thận đầu tiên trên thế giới qua đời
Tiến sĩ - bác sĩ phẫu thuật Joseph Murray, người thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên trên thế giới, vừa qua đời ở tuổi 93 tại Bệnh viện Peter Bent Brigham (Boston, Mỹ).
Cũng tại bệnh viện này, tháng 12/1954 BS Murray đã đi vào lịch sử khi tiến hành thành công ca ghép thận cho hai anh em song sinh Richard và Ronald Herrick.
Tiến sĩ - bác sĩ phẫu thuật Joseph Murray
Bằng cách áp dụng kỹ thuật phẫu thuật mới, ông đã lấy quả thận khỏe mạnh từ người em 23 tuổi Ronald cấy ghép cho người anh Richard khi đó sắp chết vì bệnh thận. Sau ca phẫu thuật, Richard sống được thêm 8 năm, còn Ronald sống thêm 57 năm và mới qua đời vào năm ngoái ở tuổi 80.
Murray cho biết ông học kỹ thuật cấy ghép tạng trong Thế chiến II, khi điều trị cho các binh sĩ bị bỏng nặng. Qua phẫu thuật ghép da cho các binh sĩ, ông nhận ra trở ngại lớn nhất trong ghép tạng là sự đào thải của hệ miễn dịch đối với các mô lạ.
Ông đã cùng các đồng nghiệp ở Bệnh viện Peter Bent Brigham tìm cách hạn chế tối đa sự đào thải này bằng cách thử nghiệm ghép nội tạng trên chó và đã thành công.
Năm 1962, với sự ra đời của thuốc chống loại thải các cơ quan ghép, ông đã thực hiện thành công ca ghép tạng đầu tiên từ người hiến không phải là anh em dòng họ.
Thành công của ông đã mở đường cho hàng trăm ngàn ca ghép tạng trên thế giới và mang về cho ông giải Nobel y học năm 1990. Cùng chia giải thưởng danh giá này là tiến sĩ E. Donnall Thomas - người được vinh danh nhờ các nỗ lực trong cấy ghép tủy xương.
Người phát ngôn Bệnh viện Phụ nữ & Brigham (tiền thân là Bệnh viện Peter Bent Brigham) cho BBC biết ông Murray bị đột quỵ đêm 22/11 vừa qua tại nhà riêng ở ngoại ô Boston, sau đó được chuyển tới bệnh viện và trút hơi thở cuối cùng hôm 26/11 (theo giờ địa phương).

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
