Nguy hiểm khi uống và dùng cồn 90 độ sát khuẩn

Bệnh nhân nghiện rượu đã mua cồn y tế về để uống. Sai lầm này khiến người đàn ông ở Hải Dương hôn mê.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - vừa cho biết trung tâm đang điều trị cho bệnh nhân L.V.N. (42 tuổi, ở Kinh Môn, Hải Dương) bị ngộ độc methanol nặng do uống phải cồn sát trùng.

Theo chia sẻ của người nhà, bệnh nhân nghiện rượu và bị cách ly với nguồn rượu nên đã mua cồn y tế về pha thành rượu uống.

Nguy hiểm khi uống và dùng cồn 90 độ sát khuẩn
Hình ảnh và thông tin chai cồn bệnh nhân đã sử dụng thay rượu. (Ảnh: Mai Thanh).

Sáng 8/3, bệnh nhân được gia đình phát hiện ngủ dậy với chai cồn sát trùng 90 độ bên cạnh đã hết. Sau đó, bệnh nhân dần đi vào hôn mê, được cấp cứu tại Đệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 4 điểm, tụt huyết áp, xét nghiệm có nhiễm toan chuyển hóa nặng, chụp cắt lớp não có tổn thương nhân bèo và phù não.

Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol là 491,79 mg/dL (cao gấp gần 25 lần nồng độ gây ngộ độc), nồng độ ethanol âm tính.

Bệnh nhân đã được điều trị giải độc, lọc máu, hồi sức. Tình trạng nhiễm độc đã hết nhưng còn hôn mê sâu do tổn thương não.

Xét nghiệm dung dịch còn lại trong chai cồn bệnh nhân đã uống cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol chiếm 81,88%, nồng độ ethanol là 1,01%.

TS.BS Nguyên cho biết trong vài năm qua, tình hình ngộ độc methanol có xu hướng gia tăng. Bên cạnh nguyên nhân do người dân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc, còn có tình trạng uống cồn y tế thay rượu (do nghiện rượu, thiếu rượu để uống hoặc hiểu nhầm cồn y tế là an toàn).

Theo ghi nhận của Trung tâm Chống độc, hầu hết trường hợp uống cồn y tế đều dẫn tới ngộ độc methanol nặng, nhiều bệnh nhân đã tử vong.

BS Nguyên nhấn mạnh methanol không được đề cập về tác dụng sát trùng. Đồng thời, hàm lượng ethanol trong chai cồn sát trùng không đạt hoặc không có sẽ dẫn tới không thể tiêu diệt các vi trùng, không thể bảo vệ bệnh nhân trước nguy cơ dịch bệnh, nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương và tiêm truyền.

Nếu người dân và cơ sở y tế mua phải loại cồn này để sát trùng sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Hơn nữa, loại cồn này nếu bôi rộng trên da có nguy cơ ngấm trực tiếp qua da vào máu và có thể gây nhiễm độc, dẫn tới các hậu quả như khi uống phải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
6 thói quen vệ sinh cá nhân cực sai lầm chúng ta vẫn làm mỗi ngày

6 thói quen vệ sinh cá nhân cực sai lầm chúng ta vẫn làm mỗi ngày

Theo bạn, nên rửa tay trước hay sau khi đi vệ sinh? Cẩn thận nhầm đấy nhé!

Đăng ngày: 17/03/2020
Hydroxychloroquine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Hydroxychloroquine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Bạn dùng thuốc hydroxychloroquine để ngăn chặn hoặc điều trị bệnh sốt rét nhiễm trùng do muỗi cắn. Thuốc không có tác dụng đối với một số loại bệnh sốt rét (kháng chloroquine).

Đăng ngày: 17/03/2020
Lần đầu tiên “siêu chất độc” ở cá nóc được tổng hợp nhân tạo thành công

Lần đầu tiên “siêu chất độc” ở cá nóc được tổng hợp nhân tạo thành công

Với độc tính gấp ngàn lần cyanide, tetrodotoxin là một trong những chất độc thần kinh nguy hiểm nhất trong thế giới tự nhiên lần đầu tiên đã được các nhà khoa học tổng hợp qua con đường nhân tạo.

Đăng ngày: 14/03/2020
Sau tai nạn, người phụ nữ mắc bệnh cực dị: Tùy ý điều khiển nhãn cầu

Sau tai nạn, người phụ nữ mắc bệnh cực dị: Tùy ý điều khiển nhãn cầu

Cô Kim Goodman sở hữu khả năng tự do điều khiển nhãn cầu. Chỉ cần ngáp hoặc hắt hơi, nhãn cầu của cô sẽ lồi ra khỏi hốc mắt khoảng 1,2cm.

Đăng ngày: 14/03/2020
Vaccine cúm toàn cầu có thể sắp ra đời

Vaccine cúm toàn cầu có thể sắp ra đời

Công ty dược Seek (Anh) đang phát triển vaccine Flu-v nhắm vào những bộ phận phổ biến và không thể đột biến ​ở nhiều chủng virus cúm.

Đăng ngày: 11/03/2020
Người thứ 2 được chữa khỏi HIV công khai danh tính

Người thứ 2 được chữa khỏi HIV công khai danh tính

Người thứ 2 từng được chữa khỏi HIV đã tiết lộ danh tính của mình và cho biết ông muốn trở thành một "đại sứ mang hy vọng" đến cho những người nhiễm HIV khác.

Đăng ngày: 11/03/2020
Có đờm trong cổ họng mà lỡ nuốt xuống có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Có đờm trong cổ họng mà lỡ nuốt xuống có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Trong thời tiết thất thường như hiện nay, nhiều người có đờm trong cổ họng nhưng lại không thể ho khạc ra, khiến cảm giác vô cùng khó chịu. Bỗng đến lúc nào đó, bạn vô tình nuốt đờm xuống dạ dày, liệu điều này có gây hại cho sức khỏe hay không?

Đăng ngày: 08/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News