Nguyên nhân cháy rừng bùng lên dữ dội ở Canada

Biến đổi khí hậu khiến hiện tượng "đám cháy xác sống" xảy ra ngày càng phổ biến ở Canada. Hệ quả là nhiều khu rừng bị đe dọa, hàng nghìn người phải sơ tán

Ngay cả trong mùa đông, nhiều đám cháy rừng ở Canada vẫn xảy ra. Đây được gọi là hiện tượng "đám cháy xác sống", khi chúng xảy ra âm thầm, thậm chí ngay bên dưới lớp tuyết phủ kín.

Nguyên nhân cháy rừng bùng lên dữ dội ở Canada
Một đám cháy rừng ở Hồ Ross Moore, tỉnh British Columbia, Canada vào tháng 7/2023 (Ảnh: Getty).

Theo lý giải của các nhà khí tượng học, sự kết hợp giữa mùa đông ấm lên và không khí khô tăng cường trong năm 2023 đã tạo điều kiện thuận lợi cho cháy rừng bùng phát vào mùa xuân năm nay.

Các chuyên gia cũng cho biết, "đám cháy xác sống" vốn dĩ không quá phổ biến trong quá khứ, nhưng đang dần trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra làm bầu khí quyển ấm lên, khiến chúng và nhiều dạng thời tiết cực đoan xuất hiện.

Hệ quả là các vành đai cực đoan trải dài khắp khu vực từ tỉnh cực tây British Columbia đến phía bắc Alberta đã xảy ra nhiều đám cháy rừng lớn, trong khi phần lớn diện tích đất từ bờ biển phía tây Canada đến Ontario đang trải qua tình trạng hạn hán kéo dài.

Tính đến ngày 13/5, ước tính đã có gần 100 đám cháy rừng bùng phát ở tỉnh British Columbia, và 40 đám cháy khác ở Alberta. Không chỉ vậy, nhiều tỉnh ở khu vực phía đông cũng bị thiêu đốt bởi những đám cháy lớn. Khoảng 3.500 người đã phải sơ tán tới nơi an toàn trong bối cảnh các đám cháy rừng tiếp tục lan rộng.

Nguyên nhân cháy rừng bùng lên dữ dội ở Canada
Cháy rừng ở Canada tăng mạnh vào năm 2023 (Ảnh: WP).

Đợt cháy rừng diện rộng và bắt đầu sớm ở Canada khiến nhiều người nhớ lại mùa cháy rừng kỷ lục ghi nhận tại quốc gia này vào năm 2023, khiến lực lượng cứu hỏa làm việc "hết công suất" từ khoảng tháng 5 cho tới hết tháng 10, với khoảng 6.500 đám cháy riêng lẻ.

Theo Trung tâm Cứu hỏa liên ngành Canada, đã có khoảng 18,5 triệu ha rừng đã bị cháy vào năm 2023, vượt qua mức cao trước đó là 7,1 triệu ha dựa trên hồ sơ có từ năm 1983.

Sonja Leverkus, một lính cứu hỏa và nhà khoa học sinh thái tại Đại học British Columbia, cho biết: "Tôi chưa bao giờ trải qua một cơn bão tuyết có mùi khói của cháy rừng. Nhưng giờ đây, chúng đang trở nên phổ biến".

"Mọi người thường đề cập đến khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 là thời điểm cháy rừng diễn ra ở Canada, nhưng các đám cháy vẫn không bị dập tắt hoàn toàn", chuyên gia này lý giải.

"Ngọn lửa vẫn cháy âm ỉ ở sâu dưới lòng đất, và hiện tượng này diễn ra gần như suốt mùa đông".

Giới chức Canada cũng đã chuẩn bị cho tình trạng cháy rừng năm nay sẽ dữ dội hơn, khi biến đổi khí hậu mang đến thời tiết khắc nghiệt hơn.

"Tác động của biến đổi khí hậu đang đến nhanh hơn dự đoán. Chúng tôi đang làm việc không biết mệt mỏi để bảo vệ người dân trong những điều kiện khắc nghiệt nhất", Bruce Ralston, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp Canada, cho biết trong một thông báo gần đây.

Trước đó, ông Harjit Sajjan, Bộ trưởng Ứng phó Tình trạng Khẩn cấp của Canada, đã gọi biến đổi khí hậu là "thách thức số 1 trong thời đại chúng ta".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bản đồ cảnh báo lũ lụt từ Nhật sẽ giúp Việt Nam bớt thiệt hại

Bản đồ cảnh báo lũ lụt từ Nhật sẽ giúp Việt Nam bớt thiệt hại

Theo Bộ Đất đai Nhật Bản, sẽ rất hữu ích nếu Việt Nam và ba nước Đông Nam Á khác có những bản đồ thể hiện rõ ràng nguy cơ lũ lụt ở các khu vực mục tiêu.

Đăng ngày: 14/05/2024
Lũ quét tại Indonesia khiến ít nhất 41 người thiệt mạng

Lũ quét tại Indonesia khiến ít nhất 41 người thiệt mạng

Giới chức Indonesia ngày 12/5 cho biết, lũ quét do mưa lớn và dòng dung nham lạnh tràn từ ngọn núi lửa ở tỉnh Tây Sumatra đã khiến ít nhất 41 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích.

Đăng ngày: 13/05/2024
Tuyết rơi tháng 5 ở Moscow, chuyện gì đang xảy ra?

Tuyết rơi tháng 5 ở Moscow, chuyện gì đang xảy ra?

Nhiệt độ trung bình ở thủ đô Matxcơva của Nga hôm 9-5 là 1,7 độ C, là " ngày 9-5 lạnh nhất kể từ năm 1972". Dù bước sang tháng 5, dân Matxcơva vẫn chứng kiến tuyết rơi.

Đăng ngày: 13/05/2024
Phát hiện hồ nước bí ẩn

Phát hiện hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng trong hang Thung

Một hồ nước bí ẩn nằm cao hơn hệ thống sông ngầm khoảng 15m vừa được phát hiện trong nhánh phụ của hang Thung (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng).

Đăng ngày: 13/05/2024
Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?

Chiều 12-5, bầu trời TP.HCM xuất hiện mây ngũ sắc trong thời gian dài. Nhiều người thích thú, nhưng cũng có người lo lắng liệu đây có phải là dấu hiệu của thời tiết bất thường.

Đăng ngày: 13/05/2024
Dòng sông bẩn nhất thế giới đã được cứu thế nào?

Dòng sông bẩn nhất thế giới đã được cứu thế nào?

Các quốc gia tìm mọi cách cứu lấy những dòng sông và đại dương vốn đã " chết", hồi sinh chúng khỏi thảm họa sinh thái.

Đăng ngày: 13/05/2024
Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?

Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?

Các nhà khoa học đã phát triển một loại " nhựa tự phân hủy", được kỳ vọng giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Đăng ngày: 12/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News