Nhà khoa học Đức lai tạo lợn để ghép tim cho người

Kế hoạch của nhà khoa học Đức dựa trên ca cấy ghép tim lợn biến đổi gene cho người đầu tiên trên thế giới ở Mỹ vào tháng trước, nhưng với phiên bản đơn giản hơn.

Các nhà khoa học Đức có kế hoạch lai tạo rồi nhân giống lợn biến đổi gene để hiến tim cho người, với phiên bản đơn giản hơn dựa trên trường hợp động vật được biến đổi gene của Mỹ hồi tháng trước trong ca cấy ghép tim lợn cho người đầu tiên trên thế giới, theo Guardian.

Eckhard Wolf, nhà khoa học tại Đại học Ludwig-Maximilians (LMU) ở Munich, cho biết nhóm của ông đặt mục tiêu tạo ra loài mới, được sửa đổi từ giống lợn của đảo Auckland, để sẵn sàng cho các thử nghiệm cấy ghép vào năm 2025.

Trong cuộc phẫu thuật đầu tiên theo hình thức này, nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Maryland, Mỹ vào tháng trước đã cấy ghép quả tim lợn với 10 biến đổi gene vào một người đàn ông mắc bệnh nan y.

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân này đang phản ứng tốt dù các nguy cơ nhiễm trùng, đào thải nội tạng hoặc tăng huyết áp vẫn còn.

“Ý định của chúng tôi là tiến hành một mô hình đơn giản hơn, cụ thể là với 5 lần chỉnh sửa gene”, ông Wolf cho biết.

Kế hoạch của nhà khoa học này đã châm ngòi cuộc tranh cãi lớn ở quốc gia có tỷ lệ hiến tặng nội tạng thuộc hàng thấp nhất châu Âu trong khi các phong trào bảo vệ quyền động vật dâng cao mạnh mẽ.

Nhà khoa học Đức lai tạo lợn để ghép tim cho người
Ông Eckhard Wolf với những con lợn tại trang trại thí nghiệm Badersfeld ở Oberschleissheim, Đức. (Ảnh: Reuters).

Ông Wolf đã nghiên cứu về cấy ghép từ động vật sang người - được gọi là xenotransplant - trong 20 năm. Nhà khoa học này cho biết nhóm của ông sẽ sử dụng công nghệ nhân bản thô sơ để tạo ra “thế hệ ban đầu”, từ đó các thế hệ giống nhau về mặt di truyền trong tương lai sẽ được lai tạo.

Thế hệ đầu tiên đó sẽ ra đời trong năm nay và tim của chúng sẽ được thử nghiệm trên khỉ đầu chó trước khi nhóm nghiên cứu tìm kiếm sự chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng trên người trong thời gian hai hoặc ba năm, ông Wolf cho hay.

Việc cấy ghép sẽ được thực hiện cho những người suy nội tạng không có lựa chọn điều trị nào khác. Danh sách chờ của những bệnh nhân như vậy đã có khoảng 8.500 người ở Đức, tính tới cuối năm 2021, theo dữ liệu từ Tổ chức Cấy ghép Nội tạng của nước này.

Những người ủng hộ Wolf nói rằng kế hoạch của ông có thể giúp rút ngắn danh sách đó, nhưng những người phản đối khẳng định phương pháp này vi phạm quyền của động vật, biến lợn thành những “nhà máy” nội tạng trong khi những con khỉ dùng trong các thí nghiệm cấy ghép phải chết trong đau đớn.

Vào tháng 2/2019, một bản kiến ​​nghị của nhóm Bác sĩ chống Các thí nghiệm trên động vật ở Đức yêu cầu cấm nghiên cứu cấy ghép xenotransplant, đã thu thập được hơn 57.000 chữ ký.

Kristina Berchtold, người phát ngôn từ chi nhánh ở Munich của Hiệp hội Phúc lợi Động vật của Đức, gọi cách làm này là “rất đáng nghi vấn về mặt đạo đức”.

Bà nói: “Động vật không nên bị dùng làm đồ dự phòng cho con người. Thú cưng, động vật ở trang trại, động vật lai tạo hay sinh ra tự nhiên đều có những nhu cầu, sự sợ hãi và quyền lợi giống nhau”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện biến thể mới

Phát hiện biến thể mới "siêu lây nhiễm" của HIV, dễ thành AIDS hơn

Tin vui là các phương pháp điều trị sẵn có vẫn mang lại khả năng điều trị tương đương đối với biến thể mới.

Đăng ngày: 10/02/2022
Chuối ngự - Loại chuối ngon nhất nước được người xưa chọn để tiến vua

Chuối ngự - Loại chuối ngon nhất nước được người xưa chọn để tiến vua

Là một loại đặc sản đất Việt, nhưng nhiều người lại chưa biết tới chuối ngự, chưa có cơ hội thưởng thức và đánh hương vị của nó. Một lần thử tìm hiểu xem chuối ngự là gì nhé!

Đăng ngày: 10/02/2022

"Hội chứng Havana" là do năng lượng định hướng?

Năng lượng định hướng mạnh từ nguồn bên ngoài có thể là nguyên nhân gây ra " hội chứng Havana" khiến hàng loạt quan chức Mỹ bị ốm.

Đăng ngày: 10/02/2022
Nghiên cứu mới: Sạc điện thoại vào ban đêm có thể dẫn tới bệnh béo phì và tiểu đường

Nghiên cứu mới: Sạc điện thoại vào ban đêm có thể dẫn tới bệnh béo phì và tiểu đường

Theo các nhà khoa học Anh, bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì và tiểu đường.

Đăng ngày: 09/02/2022
Bảo mẫu robot Trung Quốc chăm sóc thai trong tử cung nhân tạo

Bảo mẫu robot Trung Quốc chăm sóc thai trong tử cung nhân tạo

Trang bị công nghệ AI, bảo mẫu robot có thể theo dõi, chăm sóc, thậm chí đánh giá và xếp hạng phôi thai khi nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 03/02/2022
Một mâm cỗ Tết chứa bao nhiêu calo?

Một mâm cỗ Tết chứa bao nhiêu calo?

Một mâm cỗ Tết cho 6 người khoảng 7.500 calo, trong khi trung bình người trưởng thành cần 2.000 calo mỗi ngày, do đó cần tính toán nhu cầu ăn để tránh tăng cân.

Đăng ngày: 31/01/2022
Robot tự động phẫu thuật nối ruột lợn thành công

Robot tự động phẫu thuật nối ruột lợn thành công

Nhờ thuật toán và hệ thống hình ảnh tiên tiến, robot STAR tiến hành ca phẫu thuật nội soi trên lợn mà không cần con người trợ giúp.

Đăng ngày: 29/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News