Nhà khoa học giải thích nguyên nhân chết ngạt dưới giếng
GS.TSKH Trần Văn Sung lý giải các giếng sâu thường phát sinh khí độc, trong đó có khí metan, nếu gặp phải sẽ chết ngạt ngay trong vài phút.
Khí metan chiếm chỗ khí oxy và tích tụ dưới dưới đáy giếng khơi sâu, là nguyên nhân gây ra chết ngạt.
Chia sẻ với PV, GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết trường hợp ngạt khí khi xuống giếng sâu xảy ra rất nhiều lần nhưng người dân chưa chú ý và không đề phòng. Ông cho biết khí metan (CH4), chiếm chỗ khí oxy và tích tụ dưới dưới đáy giếng khơi sâu là "thủ phạm" chính gây ra chết ngạt.
Khí metan (công thức hóa học là CH4, là loại khí nhẹ nhất trong dãy Ankan hóa học), thường đọng ở các đáy giếng sâu. Đây là loại khí xuất hiện nhiều trong hầm lò, thường gây nổ khi bắt lửa. Một số nơi khác như bãi rác thải, chất thải nông nghiệp cũng phát sinh khí này. Ngoài metan còn có chất đồng đẳng là khí etan (C2H6) - dù ít hơn nhưng đều độc. Chúng sẽ đẩy oxy lên và chiếm chỗ, tích tụ lại. Một số loại khí khác cũng xuất hiện như CO, CO2 nhưng không nhiều.
Giếng càng sâu thì khí metan càng nhiều. Hiện nay Việt Nam chưa có nhiều thiết bị chuyên dụng trang bị để xuống giếng sâu. Tuy nhiên ông Sung cho biết, trước khi xuống người dân cần tìm cách đuổi hết khí metan ra ngoài, sau đó đeo mặt nạ lọc khí rồi mới xuống. "Tốt nhất nên bơm hút, thay đổi hỗn hợp không khí, ví dụ dùng quạt xua đuổi khí metan, làm không khí lưu thông".
Giáo sư gợi ý người dân không nên xuống ngay dưới giếng, mà thử nghiệm trước bằng cách thả một con gà xuống trước. Nếu con vật chết ngạt dưới giếng tức là có không khí độc, người không nên xuống. Ông cũng cảnh báo trong trường hợp gặp phải hiện tượng có người chết ngạt khí thì người sau tuyệt đối không theo để cứu, mà nên tìm cách thả dây xuống đáy để trong trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh để kéo lên.

Đại số trong trường học thật sự dạy chúng ta điều gì và có ý nghĩa như thế nào? (Phần 2)
Đại số là một bộ môn quan trọng trong toán học, một bước tiến xa hơn nhiều so với số học trong lịch sử toán học.

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết
Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Giải mã bí ẩn hiện tượng đêm trắng ở nước Nga
Theo quy luật của tự nhiên ban ngày bầu trời sáng tỏ, ánh sáng ngập tràn, ban đêm vạn vật chìm trong bóng tối.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?
Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.
