Nhà khoa học giật bắn người khi hứng cú chích của lươn điện

Một nhà khoa học Mỹ biến bản thân thành mạch điện sắc khi nắm chặt hai đầu thân của con lượn điện để xác định điện thế của nó.

Kenneth Catania, nhà sinh vật học ở Đại học Vanderbilt tại Nashville, Tennessee, Mỹ, để con lươn điện nhỏ truyền điện qua cánh tay khi ghi chép về dòng điện. Catania công bố kết quả thí nghiệm trên tạp chí Current Biology hôm 14/9, theo National Geographic.

Catania không mấy xa lạ với cú giật của lươn điện. "Tôi tình cờ bị giật vài lần. Tôi biết điều gì chờ đón tôi", Catania nói. Khi được hỏi cảm giác bị lươn điện giật có chủ đích như thế nào, Catania trả lời: "Tôi cảm thấy rất ấn tượng. Cứ cho là thế đi".


Cú giật của lươn điện có thể lên tới 40 - 50 miliampe. (Video: National Geographic).

Lươn điện giống như súng điện, pin và điều khiển từ xa quấn quanh một sinh vật giống rắn. Trên thực tế, chúng không phải loài lươn đích thực mà là một loài cá ở vùng rừng Amazon có tên cá chình điện.

Trong vài năm qua, Catania đã khám phá cách lươn sử dụng xung điện yếu để đánh hơi con mồi. Anh chỉ ra những xung điện mạnh hơn do lươn phóng xa khiến cá bật khỏi chỗ nấp và chúng chuyên cuộn quanh con mồi để truyền dòng điện cao áp. Chúng cũng phóng điện để tự vệ. Năm 2016, Catania xác nhận khi bị đe dọa, lươn điện phi thân khỏi mặt nước để tung ra cú giật điện cực mạnh.

Trong thí nghiệm, Catania bắt đầu xây dựng những bộ phận của mạch điện sống. Bằng cách nắm chặt con lươn trong khi đeo găng tay đặc biệt, anh có thể xác định điện thế bên trong con lươn cũng như đo điện trở của nó. Anh còn đo cả điện trở trong nước nơi con lươn sống.

Khi con lươn nhỏ trườn lên cánh tay của Catania, sự kết hợp giữa người và cá đóng vai trò như một máy biến trở. Nếu con lươn chỉ hơi nhô khỏi mặt nước, phần lớn dòng điện sẽ truyền trở lại bể. Khi nó vươn cao hơn, điện trở tăng lên, và điện truyền nhiều hơn qua cánh tay của Catania. "Đó là một chiến lược thông minh, gần giống như con lươn đang tăng núm điều chỉnh âm lượng", Catania nói.

Nhà khoa học giật bắn người khi hứng cú chích của lươn điện
Khi lươn điện ngóc đầu cao khỏi mặt nước, dòng điện chúng phóng ra càng mạnh hơn.

Khi con vật từ từ tới gần mục tiêu hơn, chúng càng ngóc đầu cao khỏi mặt nước, dòng điện chúng phóng ra càng mạnh hơn. Ở mức mạnh nhất, con lươn truyền dòng điện lên tới 40 - 50 miliampe qua tay của Catania trong khi chỉ 10 miliampe là đủ gây đau đớn. Lượng điện mạnh gấp 4 lần mức đó thúc đẩy phản xạ rút tay vô điều kiện ở Catania, khiến cơ thể anh giật bắn khỏi con lươn. Xét về mặt điện năng, xung điện của lươn lớn gấp 10 lần một khẩu súng điện.

Catania chia sẻ anh vẫn còn những câu hỏi cần trả lời như lươn điện làm thế nào để không giật chính cơ thể nó. "Có quá nhiều câu hỏi đến mức tôi không biết tôi không biết chắc mình sẽ làm gì tiếp theo", Catania cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài? Lý do khiến bạn rất bất ngờ

Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài? Lý do khiến bạn rất bất ngờ

Cao đến gần 6m, hươu cao cổ là những sinh vật cao nhất hành tinh này. Nhưng chủ yếu chiều cao ấy đến từ cái cổ dài bất thường - lên tới gần 2m.

Đăng ngày: 17/09/2017
Phát hiện hai loài giun đất mới ở Kerala

Phát hiện hai loài giun đất mới ở Kerala

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hai loài giun đất nguyên sinh mới ở dãy núi Western Ghats ở Kerala.

Đăng ngày: 14/09/2017
Australia kêu gọi người dân ăn thịt kangaroo

Australia kêu gọi người dân ăn thịt kangaroo

Australia kêu gọi người dân ăn thịt bớt kangaroo, loài vật biểu tượng của nước này, để giải quyết tình trạng số lượng kangaroo tăng vượt tầm kiểm soát, Smithsonian hôm 12/9 đưa tin.

Đăng ngày: 14/09/2017
Quái ngư hai miệng thân tròn cắn câu ngư dân Nga

Quái ngư hai miệng thân tròn cắn câu ngư dân Nga

Con cá do ngư dân giấu tên bắt được ở một địa điểm thuộc vùng Primorsky Krai phía đông nam nước Nga, Sun hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 13/09/2017
Ngắm loài rắn viền ngọc trai hiếm và đẹp nhất thế giới

Ngắm loài rắn viền ngọc trai hiếm và đẹp nhất thế giới

Tiến sĩ Ding Li và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu sinh học Thành Đô, Trung Quốc, đã phát hiện một cặp rắn chuột viền ngọc traitrong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Laba ở tỉnh Tứ Xuyên.

Đăng ngày: 13/09/2017
Loài dơi chuyên đoạt mạng bọ cạp độc nhất châu Mỹ

Loài dơi chuyên đoạt mạng bọ cạp độc nhất châu Mỹ

Ở khu vực tây nam Bắc Mỹ, loài dơi pallid lại tỏa ra khắp bầu trời đêm để rình mồi, sử dụng những chiếc tai lớn lắng nghe âm thanh của con mồi đang vội vã chạy trốn.

Đăng ngày: 13/09/2017
Bầy khỉ lên cơn đau tim chết tập thể nghi hổ dọa

Bầy khỉ lên cơn đau tim chết tập thể nghi hổ dọa

Những người dân địa phương tìm thấy xác 12 con khỉ khi đang phát quang đất trong một khu rừng ở vùng Kotwali Mohammadi thuộc bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ, Times of India hôm 5/9 đưa tin.

Đăng ngày: 12/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News