“Nhà khoa học robot” năng suất làm việc gấp 1000 lần con người
Không thể phủ nhận rằng, robot đang ngày càng trở nên tinh vi và giỏi hơn con người trong khá nhiều lĩnh vực.
Mới đây một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Liverpool, Vương quốc Anh đã tạo ra một robot kiêm nhà hóa học. Điểm đặc biệt ở robot này là nó có khả năng nghiên cứu và học tập nhanh hơn gấp 1 ngàn lần so với con người.
Tăng tốc nghiên cứu khoa học và thực hiện các quy trình từ lâu đã là nhiệm vụ mà các nhà nghiên cứu suy nghĩ tới trong nhiều năm qua. Và mẫu robot mới nhất đã phần nào thỏa mãn những mong đợi đó.
Robot này có khả năng nghiên cứu và học tập nhanh hơn gấp 1 ngàn lần so với con người.
Robot của đại học Liverpool đơn giản là chỉ là một mẫu robot không có khuôn mặt và nó chỉ sử dụng máy quét laser và công nghệ cảm biến để điều hướng. Cánh tay duy nhất của nó có thể thao tác cực kỳ nhanh, chính xác và trơn tru mà không gặp bất kỳ rủi ro nào như con người.
Trong nghiên cứu này, robot được giao nhiệm vụ giúp các nhà khoa học khám phá ra một chất quang xúc tác mới - một hóa chất khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ phân tách thành hydro và nước. Những chất xúc tác này cực kỳ quan trọng để sản xuất năng lượng sạch vì chúng cho phép thu giữ hydro và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nhưng tìm một chất xúc tác tối ưu nhất cũng giống như mò kim đáy bể.
Bởi lẽ không gian thí nghiệm với chất xúc tác này thưởng rất lớn và có thể khiến các nhà nghiên cứu là con người phải mất nhiều tháng để tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã sử dụng robot thay họ làm việc này trong vòng hơn một tuần.
Dựa trên các thông số do con người đưa ra, robot đã tự động chọn giữa 98 triệu thí nghiệm khác nhau trong phòng thí nghiệm để tìm ra chất xúc tác tối ưu nhất. Sau khi hoàn thành các thí nghiệm ban đầu, robot cũng có thể điều chỉnh các phân tích và thu hẹp kết quả để tìm được công thức tối ưu hóa nhất.
Kết quả là robot đã phát hiện ra được một chất xúc tác mới có khả năng phản ứng tốt gấp 6 lần so với những kết quả trước đó.
Robot được thiết kế đặc biệt phù hợp với hình dáng và tỷ lệ cơ thể người.
Andrew Cooper, tác giả chính của nghiên cứu và là giám đốc nhà máy Material Innovation Factory thuộc trường đại học Liverpool cho biết, mẫu robot hóa học mới này khác biệt hoàn toàn với các mẫu robot khoa học khác.
Vì robot này không bị hạn chế với chỉ một nhiệm vụ duy nhất nên nó thực sự hữu ích và linh hoạt trong môi trường phòng thí nghiệm.
Hơn nữa robot được thiết kế đặc biệt phù hợp với hình dáng và tỷ lệ cơ thể người. Do đó không cần phải thay đổi không gian trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, robot có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 20 giờ, điều mà con người khó có thể làm được.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature mới đây.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
