Nhà khoa học "say" vì khí cười trong phân chim cánh cụt

Các nhà nghiên cứu gặp phải triệu chứng như uể oải, buồn nôn, đau đầu, sau nhiều giờ hít khí cười sinh ra từ phân chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực.

Nhà khoa học say vì khí cười trong phân chim cánh cụt
Chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực. (Ảnh: Carbon Brief).

Chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực đang thải ra lượng lớn khí cười (nitơ oxit hay N2O) qua phân nhiều đến mức các nhà khoa học bị "say" khi nghiên cứu chúng, theo bài báo công bố hôm 4/5 trên tạp chí Science of The Total Environment. Theo giáo sư Bo Elberling ở Khoa Khoa học địa chất và Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, trưởng nhóm nghiên cứu, phân chim cánh cụt tạo ra lượng khí cười cực cao xung quanh đàn của chúng.

Trong lúc nghiên cứu các đàn chim cánh cụt hoàng đế trên đảo Nam Georgia ở Đại Tây Dương, nằm giữa Nam Mỹ và Nam Cực, nhóm nghiên cứu bị "say" khi bị vây giữa đám phân chim đồ sộ. Ngoài tác động tới khí hậu, nitơ oxit còn có hiệu quả tương tự loại khí cười an thần mà các bác sĩ nha khoa thường sử dụng. Sau khi nhiều giờ tiếp xúc với phân chim, một thành viên nhóm nghiên cứu bị "đơ", vài người khác cảm thấy buồn nôn và đau đầu vì say khí N2O, Elberling cho biết.

N2O gây ô nhiễm môi trường nhiều gấp 300 lần so với carbon dioxide. N2O là kết quả từ chế độ ăn chứa nhiều nhuyễn thể và cá chứa lượng nitơ cao của chim cánh cụt. Nitơ được giải phóng từ phân chim vào đất, sau đó vi khuẩn trong đất biến đổi nó thành khí nhà kính N2O.

"Dù lượng khí thải N2O trong trường hợp này không đủ tác động tới quỹ năng lượng của Trái Đất, phát hiện của chúng tôi mang lại hiểu biết mới về tác động của đàn chim cánh cụt tới môi trường xung quanh chúng. Điều này rất thú vị bởi những đàn chim cánh cụt đang phân bố ngày càng rộng hơn", Elberling nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa

Giải mã bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa

(Dân trí) - Loài ốc sên chân giáp (ốc sên thủy nhiệt) đã sống sót trong những điều kiện mà các nhà nghiên cứu gọi là “những điều kiện không thể có sự sống" ở các lỗ thông nơi miệng núi lửa.

Đăng ngày: 17/05/2020
Loài chim hót như tiếng người cười, tự quyết định giới tính con non

Loài chim hót như tiếng người cười, tự quyết định giới tính con non

Loài chim bói cá này sở hữu giọng hót đặc biệt, nghe như tiếng người cười. Nó thường hót vào lúc bình minh và hoàng hôn, như chiếc đồng hồ báo thức vui nhộn.

Đăng ngày: 17/05/2020
Phát hiện 4 loài giun biển có vảy ánh kim

Phát hiện 4 loài giun biển có vảy ánh kim

Bốn loài giun biển mới được phát hiện dưới đáy biển sâu bằng tàu ngầm và thiết bị lặn điều khiển từ xa của Đại học California San Diego, Mỹ (UCSD).

Đăng ngày: 16/05/2020
Loài thú nào ăn nhiều mà không sợ béo?

Loài thú nào ăn nhiều mà không sợ béo?

Loài động vật này sở hữu một khả năng mà có lẽ tất cả các chị em phụ nữ phải khao khát!

Đăng ngày: 16/05/2020
Phát hiện mới về loài chim nguy hiểm nhất thế giới có móng sắc như dao

Phát hiện mới về loài chim nguy hiểm nhất thế giới có móng sắc như dao

Các nhà khoa học mới đây tìm ra nguyên nhân chim đà điểu đầu mào có bộ lông sáng bóng một cách kỳ lạ.

Đăng ngày: 15/05/2020
Sốc với clip hồng hạc mổ đầu nhau lấy máu nuôi con, nhưng lý do thật thì ai cũng cảm thấy xao xuyến

Sốc với clip hồng hạc mổ đầu nhau lấy máu nuôi con, nhưng lý do thật thì ai cũng cảm thấy xao xuyến

Nguyên nhân đằng sau hình ảnh "mổ đầu lấy máu" này là gì? Dịch lỏng màu đỏ kia có thực sự là máu?

Đăng ngày: 15/05/2020
Thằn lằn ăn thịt khổng lồ hoành hành ở Mỹ

Thằn lằn ăn thịt khổng lồ hoành hành ở Mỹ

Các nhà chức trách đang tìm cách tiêu diệt thằn lằn Tegu, loài ăn tạp đe dọa hàng loạt động vật bản xứ ở bang Florida và Georgia.

Đăng ngày: 15/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News