Nhà khoa học Trung Quốc phát hiện graphene tự nhiên trong mẫu đất từ Mặt trăng
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lần đầu tiên phát hiện được graphene ít lớp tự nhiên trong các mẫu đất từ Mặt trăng do tàu vũ trụ Thường Nga 5 mang về Trái đất.
Qua quan sát và phân tích, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lần đầu tiên phát hiện được graphene ít lớp tự nhiên trong các mẫu đất từ Mặt trăng do tàu vũ trụ Thường Nga 5 (Chang'e-5) mang về Trái đất.
Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Cát Lâm, Viện nghiên cứu kim loại thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, phòng nghiên cứu thám hiểm vũ trụ sâu Trung Quốc, Trung tâm Chương trình Vũ trụ và Thám hiểm Mặt trăng thuộc Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc hợp tác thực hiện.
Tàu thăm dò Thường Nga 5 chuẩn bị rời khỏi bề mặt Mặt trăng ngày 3/12/2020. (Ảnh: THX/TTXVN).
Graphene đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các lĩnh vực mở rộng gồm khoa học vũ trụ và hành tinh.
Ước tính graphene chiếm khoảng 1,9% tổng lượng carbon giữa các vì sao. Do đó, đặc điểm cấu trúc và thành phần graphene tự nhiên có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về quá trình tiến hóa địa chất trong vũ trụ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật Raman/kính hiển vi điện tử quét để thu thập quang phổ Raman tại một số điểm với hàm lượng carbon tương đối cao trong các mẫu đất Mặt trăng, nhận thấy chất lượng tinh thể của graphite carbon trong các mẫu này là tương đối cao.
Thông qua phân tích và ứng dụng hàng loạt công nghệ, các nhà khoa học đã xác nhận graphite carbon được phát hiện trong các mẫu này là graphene ít lớp.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc hình thành graphene ít lớp và graphite carbon có thể bắt nguồn từ quá trình xúc tác khoáng chất do gió Mặt trời và các đợt phun trào núi lửa sớm trên Mặt trăng thúc đẩy.
Nghiên cứu trên đã đem lại những hiểu biết mới về hoạt động địa chất, lịch sử tiến hóa, cũng như đặc điểm môi trường của Mặt trăng.
Kết quả nghiên cứu cũng mở rộng hiểu biết về thành phần khoáng sản phức tạp trong đất trên Mặt trăng, cũng như cung cấp thông tin quan trọng để khai thác tài nguyên tại chỗ của Mặt trăng.
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí National Science Review.

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao
Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Vì sao thịt gà luộc mãi vẫn đỏ?
Nhiều người cho rằng thịt gà bị đỏ sau khi luộc là do chưa chín hẳn, nhưng đôi khi bạn luộc rất lâu nhưng vẫn có hiện tượng này, vì sao?

“Hành tinh thứ 9” Theia lộ diện ngay bên trong Trái đất
Các nhà khoa học cho biết khối vật chất bí ẩn được tìm thấy sâu trong lõi Trái đất là phần còn lại của một hành tinh cổ từng va chạm với trái đất cách đây hàng tỉ năm.

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Trăm năm sau khi di cư lên sao Hỏa, liệu con người có "tiến hóa" thành một loài mới?
Khả năng con người tiến hóa thành một loài mới trên Sao Hỏa là điều có thể xảy ra, nhưng không thể khẳng định chắc chắn.

Cơ may nào cho Trái đất khi Hệ Mặt trời sụp đổ?
Một ngày nào đó, Mặt trời sẽ chết. Ngôi sao rực rỡ của chúng ta – Mặt trời không thể tồn tại mãi mãi.
