Nhà khoa học Việt "nhân bản" giống sâm Ngọc Linh

Nhóm nhà khoa học Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM nghiên cứu tạo dòng sâm Ngọc Linh thể đa bội với ưu thế lá dày, cuống lá to, cây cao hơn so với cây tự nhiên.

Nghiên cứu do thạc sĩ Phạm Văn Hiểu, Phòng công nghệ sinh học thực vật (Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM) cùng bốn cộng sự khác thực hiện từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2024. Theo nhóm nghiên cứu, sâm Ngọc Linh chứa nhiều dược chất quý như ginsenosides (khoảng 52 hợp chất saponin) và ocotillol (Majonoside R2 hay MR2) có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Nguồn giống sâm Ngọc Linh sử dụng cho sản xuất hiện nay chủ yếu được thu nhận từ hạt cây trồng trong điều kiện tự nhiên với số lượng rất hạn chế.

Các nghiên cứu cho thấy cây đa bội, có nhiều hơn hai bộ nhiễm sắc thể trong tế bào, xuất hiện phổ biến ở nhiều loài thực vật, và có nhiều đặc điểm vượt trội so với cây lưỡng bội. Trong tự nhiên sâm Ngọc Linh tồn tại dạng cây lưỡng bội 2n = 24 nhiễm sắc thể (NST), sâm Ngọc Linh tứ bội được tạo ra 4n = 48 NST. Nhóm cho rằng, có nhiều nghiên cứu chứng minh, khi bộ nhiễm sắc thể tăng có thể dẫn đến tăng kích thước tế bào và cơ quan, tăng cường hoạt động trao đổi chất, dẫn đến làm tăng các hợp chất thứ cấp và tăng khả năng thích nghi với môi trường.

Nhà khoa học Việt nhân bản giống sâm Ngọc Linh
Hình ảnh trên kính hiển vi sâm Ngọc Linh thể lưỡng bội (trái) và thể tứ bội. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu).

Theo thạc sĩ Hiểu, việc áp dụng kỹ thuật đa bội để nâng cao năng suất và phẩm chất giống đã được áp dụng thành công trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Điều này cho thấy có thể áp dụng kỹ thuật đa bội để tạo ra giống sâm Ngọc Linh có khả năng sinh trưởng và thích nghi với môi trường tốt hơn. Việc phát triển dòng sâm Ngọc Linh đa bội nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu phát triển giống cũng như sản xuất sâm Ngọc Linh trong tương lai.

Để tạo dòng Sâm Ngọc Linh đa bội, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phôi ở giai đoạn phôi cầu (phôi tạo ra từ quá trình nuôi cấy mô) làm nguyên liệu ban đầu. Phôi cầu được xử lý bằng colchicine ở nhiều nồng độ khác nhau để tìm ra nồng độ và thời gian xử lý phù hợp nhất tạo sâm Ngọc Linh thể đa bội. Sau khi xử lý, các mẫu phôi được tiếp tục nuôi cấy để tăng trưởng tạo lá. Nhóm tiến hành sàng lọc mẫu đa bội bằng phương pháp dòng chảy tế bào (flow cytometry). Các mẫu đa bội sau khi sàng lọc bằng phương pháp dòng chảy tế bào sẽ được tái sinh để tạo cây đa bội hoàn chỉnh.

Theo thạc sĩ Hiểu, trong các công đoạn trên, sàng lọc đa bội là công đoạn khó khăn nhất, do phải thực hiện với lượng lớn mẫu. Vấn đề này được nhóm giải quyết bằng máy đo dòng chảy tế bào. Máy này giúp sàng lọc lượng lớn mẫu trong thời gian ngắn.

Dòng sâm Ngọc Linh đa bội được nhóm tạo ra bước đầu có sự gia tăng kích thước, lá dày hơn, cuống lá to hơn, cây cao hơn so với mẫu lưỡng bội. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở bước đầu nhằm tạo ra được một số dòng sâm Ngọc Linh đa bội phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Để ứng dụng sâm Ngọc Linh đa bội vào sản xuất, theo thạc sĩ Hiểu cần nghiên cứu sâu hơn về khả năng tăng trưởng, khả năng thích nghi cũng như đánh giá hàm lượng dược chất so với sâm lưỡng bội. "Sâm Ngọc Linh đa bội trên lý thuyết giúp làm tăng hàm lượng các dược chất quý. Tuy nhiên việc này cần được đánh giá thực tế thông qua thực nghiệm để có số liệu mang tính thuyết phục", thạc sĩ Hiểu nói. Thời gian tới nhóm sẽ tiến tục nghiên cứu phân tích một số thành phần dược chất chính trong mẫu sâm Ngọc Linh đa bội được tạo ra nhằm so sánh hàm lượng dược chất trong mẫu sâm đa bội so với dược chất trong giống sâm lưỡng bội ban đầu.

Nhà khoa học Việt nhân bản giống sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh thể đa bội (phải) bên cạnh cây thể lưỡng bội. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu).

TS Hà Thị Loan, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM đánh giá, nghiên cứu tạo dòng đa bội của là hướng khá mới trong nước nhằm hướng đến tạo giống sâm Ngọc Linh có khả năng sinh trưởng hanh, hàm lượng dược chất cao. Tuy nhiên, bà cho rằng, nhóm cần tiếp tục nghiên cứu tiến tới việc trồng sâm Ngọc Linh đa bội thực tế để có các đánh giá hàm lượng hợp chất quý trong sâm và nhân nhanh sinh khối nhằm thu hợp chất. "Chúng tôi sẽ có phương án hỗ trợ nhóm về vùng trồng thử nghiệm sâm để thực hiện nghiên cứu giai đoạn tiếp theo", TS Loan nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây mận lập kỷ lục Guinness khi cho quả nặng kỷ lục, gần nửa cân

Cây mận lập kỷ lục Guinness khi cho quả nặng kỷ lục, gần nửa cân

Hai anh em người Nam Phi là Dean và Deon Barnard, vừa được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness khi trồng thành công quả mận gần 500g, nặng nhất thế giới.

Đăng ngày: 14/09/2024
Phát hiện ra loài cây đặc biệt có khả năng chống biến đổi khí hậu siêu tốt

Phát hiện ra loài cây đặc biệt có khả năng chống biến đổi khí hậu siêu tốt

Nghiên cứu về cây Tulip đã xác định được một cấu trúc gỗ mới lạ có tiềm năng lưu trữ carbon đáng kể. Chúng ta có thể trồng loại cây này trong các đồn điền cô lập carbon giúp chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 13/09/2024
Virus mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây tổn thương não

Virus mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây tổn thương não

Theo một nghiên cứu mới đăng tải gần đây, loại virus mới được phát hiện ở Trung Quốc có tên virus đất ngập nước (WELV) có thể gây tổn thương não trong một số trường hợp.

Đăng ngày: 13/09/2024
Loài cây được ví như yêu tinh trong truyền thuyết mang lại may mắn cho gia chủ

Loài cây được ví như yêu tinh trong truyền thuyết mang lại may mắn cho gia chủ

Cây cáo chín đuôi hay xương rồng đuôi hồ ly khiến nhiều người yêu hoa và cây cảnh mê mẩn bởi vẻ đẹp độc đáo, vô cùng cuốn hút.

Đăng ngày: 12/09/2024
Nghiên cứu phát hiện vi khuẩn gây bệnh có thể bay xa hàng ngàn km

Nghiên cứu phát hiện vi khuẩn gây bệnh có thể bay xa hàng ngàn km

Nghiên cứu mới lần đầu tiên cho thấy vi khuẩn gây bệnh cho người và mang gene kháng kháng sinh có thể di chuyển hàng nghìn km nhờ gió mạnh.

Đăng ngày: 12/09/2024
Tai nạn phát tán virus có thể đã gây ra đại dịch bí ẩn năm 1977

Tai nạn phát tán virus có thể đã gây ra đại dịch bí ẩn năm 1977

Tháng 11/1977, các cơ quan y tế ở Nga báo cáo rằng một chủng virus trên người, không phải là chủng cúm H1N1 đã được phát hiện ở Moscow, thủ đô của Nga

Đăng ngày: 11/09/2024
Học sinh tiểu học tìm ra loài côn trùng quý hiếm từng được cho là tuyệt chủng, giá tiền tỉ 1 con

Học sinh tiểu học tìm ra loài côn trùng quý hiếm từng được cho là tuyệt chủng, giá tiền tỉ 1 con

Loài này được cho rằng còn hiếm hơn cả gấu trúc và giá trị hơn cả vàng.

Đăng ngày: 09/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News