Nhật Bản cắt giảm 26% phát thải khí nhà kính vào năm 2030
Hướng đến Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu toàn cầu COP21 cuối năm, nhiều nước đã lập kế hoạch và gửi báo cáo về mức cắt giảm khí nhà kính.
Nhật Bản cắt giảm 26% phát thải khí nhà kính
Ngày Thứ Sáu (17/7/2015) vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đưa ra con số cắt giảm phát thải khí nhà kính: năm 2030 chỉ còn 26 phần trăm so với năm 2013. Nhật sẽ trình kế hoạch này lên Liên Hợp Quốc như là phần đóng góp của mình vào Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Biến đổi khí hậu ở Paris trong tháng Mười Một năm nay 2015.
Cuộc họp ở văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe thảo luận chống làm nóng địa cầu. (Ảnh: Nguồn www.scmp.com.)
Mục tiêu trên dựa vào kế hoạch phát điện năng của chính phủ Nhật đến năm 2030 mà Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) vừa hoàn thành vào Thứ Năm (16/7/2015). Kế hoạch này có phần giảm nhẹ ít nhiều về sự đóng góp của điện năng hạt nhân so với năng lượng tái tạo kể từ thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011.
Lấy năm 2013 làm thời điểm xuất phát, con số cắt giảm 26 phần trăm của Nhật Bản vào năm 2030 sẽ cao hơn so với con số 18-21 phần trăm cắt bởi Hoa Kỳ vào năm 2025 và 24 phần trăm cắt bởi Liên minh châu Âu vào năm 2030.
Đóng cửa một số nhà máy điện than trong kế hoạch Nhật Bản giảm 26% khí CO2. (Ảnh: Nguồn article.wn.com)
Các nhà hoạt động xanh và một số nước khác đang kêu gọi về sự cắt giảm lớn hơn nữa nói rằng Nhật Bản sẽ bị cộng đồng toàn cầu đổ lỗi không chỉ về mục tiêu đặt ra thấp mà cả về kế hoạch xây dựng nhiều hơn nhà máy đốt than. Nhưng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghệ Nhật hôm thứ Năm cho biết chính phủ sẽ đặt kế hoạch tính đến sự đóng góp của thành phần năng lượng hạt nhân vào khoảng 20 đến 22 phần trăm của tổng điện năng của Nhật Bản trong năm 2030, so với 30 phần trăm trước sự cố Fukushima. Còn chỉ tiêu cho các loại năng lượng tái tạo khoảng 22-24 phần trăm, khí đốt tự nhiên hóa lỏng khoảng 27 phần trăm và cho chạy than chừng 26 phần trăm.
Nhật Bản đi tiên phong xây dựng nhà máy Điện Mặt Trời trên mặt nước. (Ảnh: Nguồn techxplore.com)
Liên đoàn các công ty điện lực, mà các thành viên bao gồm 10 công ty độc quyền năng lượng chủ yếu, và 25 công ty khác, hôm thứ Sáu cho biết rằng, họ đã tự nguyện đặt mục tiêu kiềm chế lượng khí thải CO2 cho năm 2030 so với năm 2013 chừng 35 phần trăm hay khoảng 0,37 kg cho mỗi 1 kilowatt điện.
Họ nói thêm, bằng cách xây dựng các nhà máy đốt nhiên liệu hóa thạch kèm theo sử dụng công nghệ tốt nhất, các công ty điện lực cho thấy một tiềm năng giảm lượng khí thải CO2 lớn đến 11 triệu tấn mỗi một năm.
Nhà máy điện hạt nhân Sendai sắp tái khởi động. (Ảnh: Nguồn www.japantimes.co.jp)
Hội nghị thượng đỉnh Paris vào tháng Mười Một sắp tới nhắm tới mục tiêu hoàn thành một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý, một nỗ lực to lớn nhằm hạn chế nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng tới 2 độ C (3,6 độ F) trên mức của thời kỳ tiền công nghiệp.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
