Nhật Bản cho biết không phát hiện cá nhiễm phóng xạ sau khi xả nước thải hạt nhân
Sau khi thu thập và xét nghiệm các mẫu cá, cơ quan thủy hải sản của Nhật Bản cho hay không phát hiện chất phóng xạ tritium.
Hôm 26/8, cơ quan thủy hải sản của Nhật Bản xác nhận không phát hiện chất phóng xạ tritium sau khi tiến hành xét nghiệm các sinh vật biển ở xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima.
Trước đó vào chiều 24/8, phía Nhật Bản đã tiến hành thải nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển Thái Bình Dương. Động thái này vấp phải những lo ngại nhất định bởi lượng nước xả ra vẫn chứa tritium - một chất phóng xạ có thể gây ung thư.
Tuy nhiên, phía Nhật Bản khẳng định kế hoạch xả thải an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nước uống cần có lượng tritium thấp hơn 10.000 becquerel trong mỗi lít (becquerel là đơn vị đo độ phóng xạ). Còn nước thải hạt nhân được Nhật Bản đưa ra môi trường hôm thứ 24/8 chỉ có nồng độ tritium vào khoảng 190 becquerel trên mỗi lít, theo công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).
Ngư dân đánh bắt cá tại Fukushima hôm 24/8. (Ảnh: Reuters).
Cơ quan thủy hải sản của Nhật Bản sẽ tiếp tục tiến hành lấy mẫu thử, xét nghiệm và công bố kết quả trên trang web chính thức. Quy trình này dự kiến kéo dài đến tháng sau. Kết quả vừa được công bố căn cứ theo mẫu thử được lấy vào ngày 25/8.
Reuters cho biết quá trình Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý sẽ kéo dài trong hàng chục năm. Theo ước tính, lượng nước phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima rơi vào khoảng 1,3 triệu tấn.
Để đảm bảo an toàn, TEPCO cho biết đã sử dụng Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để xử lý nước. Bên cạnh đó, nước phóng xạ cũng được pha loãng để giảm nồng độ tritium xuống mức an toàn.
Đồ họa quy trình xử lý nước nhiễm phóng xạ thông qua hệ thống ALPS. (Ảnh: IAEA).
Được biết trong năm 2023, phía Nhật Bản sẽ có 4 lần xả nước phóng xạ đã qua xử lý với tổng cộng hơn 31 nghìn tấn nước.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.
