Nhật Bản gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm động cơ tên lửa Epsilon S

Vụ thử nghiệm động cơ tên lửa Epsilon S của Nhật Bản tiếp tục gặp trục trặc trong quá trình đốt cháy, dẫn đến một vụ nổ và hỏa hoạn lớn tại địa điểm thử nghiệm Trung tâm vũ trụ Tanegashima.

Sự cố này thêm một lần nữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sứ mệnh không gian quốc gia và kế hoạch phóng vệ tinh của Nhật Bản.

Nhật Bản gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm động cơ tên lửa Epsilon S
Một tên lửa Epsilon của Nhật Bản. (Ảnh: Space).

Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, vào khoảng 8h30 sáng 26/11 (theo giờ địa phương), một sự cố nghiêm trọng bất thường đã xảy ra trong quá trình thử nghiệm đốt cháy động cơ trên mặt đất ở giai đoạn thứ hai của loại tên lửa nhỏ sử dụng nhiên liệu rắn Epsilon S. Theo đó, ngay sau khi động cơ của tên lửa được khởi động khoảng 120 giây, vụ nổ đã xảy ra và dẫn đến hỏa hoạn lớn tại địa điểm thử nghiệm Trung tâm vũ trụ Tanegashima, ở miền Tây Nam Nhật Bản.

Đến nay, không có bất kỳ thông tin nào xác nhận về thương vong xảy ra sau sự cố thử nghiệm trên. Tuy nhiên, do cuộc thử nghiệm thất bại JAXA đã ra thông báo dừng thử nghiệm động cơ của tên lửa Epsilon S, đồng thời tiến hành điều tra chi tiết tình hình liên quan vụ việc.

Epsilon S là loại tên lửa thế hệ mới nhất trong nhóm động cơ Epsilon, được kỳ vọng sẽ thay thế hệ thống tên lửa Epsilon hiện tại, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường động cơ tên lửa đang ngày càng phát triển. Đây là loại tên lửa do JAXA và đơn vị hàng không vũ trụ của Tập đoàn IHI hợp tác phát triển. Theo dự kiến, Epsilon S sẽ được phóng lên vũ trụ trong năm tài chính hiện nay. Tuy nhiên, đây là lần thứ hai xảy ra sự cố và phát nổ trong quá trình thử nghiệm động cơ tên lửa này.

Trước đó ngày 14/07, động cơ tên lửa Epsilon cũng đã phát nổ khoảng 50 giây sau khi động cơ được khởi động, tại Trung tâm Thử nghiệm Noshiro ở tỉnh Akita. Theo kết luận của JAXA, nguyên nhân của vụ nổ này là do một phần thiết bị đánh lửa của động cơ bị chảy do nhiệt và bị phân tán, làm hỏng lớp cách nhiệt bên trong bình chứa nhiên liệu và gây cháy bất thường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch 4,45 tỉ tuổi tiết lộ nơi sống được ngoài Trái đất

Thiên thạch 4,45 tỉ tuổi tiết lộ nơi sống được ngoài Trái đất

Thiên thạch nổi tiếng "Black Beauty" (Người Đẹp Đen) vừa được chứng minh là đến từ nơi có thể có sự sống trước cả Trái Đất.

Đăng ngày: 27/11/2024
Trái đất nói lời tạm biệt với

Trái đất nói lời tạm biệt với "Mặt trăng mini"

Trong suốt 2 tháng qua, một tiểu hành tinh mang tên 2024 PT5 đã đi vòng quanh Trái đất giống như một "Mặt trăng mini".

Đăng ngày: 26/11/2024
Tàu cách Trái đất 25 tỷ km đã được

Tàu cách Trái đất 25 tỷ km đã được "hồi sinh" như thế nào?

Tàu vũ trụ du hành liên sao Voyager 1 đã phải sử dụng đến máy phát băng tần cũ để liên hệ với NASA sau khi gặp lỗi mất tín hiệu.

Đăng ngày: 26/11/2024
Vật thể bất khả thi 13,8 tỉ tuổi:

Vật thể bất khả thi 13,8 tỉ tuổi: "Con đầu lòng" của Big Bang?

Những vật thể gây bối rối cho giới khoa học mà gần đây kính viễn vọng James Webb ghi nhận được có thể đã tồn tại từ khi vũ trụ ra đời.

Đăng ngày: 26/11/2024
Chìa khóa mở ra cánh cửa du hành thời gian

Chìa khóa mở ra cánh cửa du hành thời gian

Trở về quá khứ hoặc đi tắt đến tương lai là khao khát mà con người tìm cách hiện thực hóa.

Đăng ngày: 25/11/2024
Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy ở môi trường không trọng lực tinh trùng người giảm sức sống và khả năng di chuyển.

Đăng ngày: 25/11/2024
Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Hàng trăm vệ tinh hết hạn sử dụng rơi xuyên qua khí quyển Trái Đất mỗi năm, và con số này đang tăng chóng mặt.

Đăng ngày: 25/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News