Nhật Bản lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu Internet

Các kỹ sư Nhật Bản phá vỡ kỷ lục khi truyền thành công dữ liệu ở tốc độ nhanh gấp hơn 22 lần mỗi giây so với tốc độ Internet toàn cầu qua một sợi cáp quang.


Hệ thống sợi cáp quang mới phá vỡ kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu. (Ảnh: Depositphotos).

Kết nối Internet nhanh nhất thế giới hiện nay dành cho người tiêu dùng là 10 gigabit/giây (Gb/s). Tuy nhiên, hầu hết đường truyền thông thường chỉ đạt tốc độ vài trăm megabit/giây (Mb/s). Hiện nay, Viện công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia (NICT) của Nhật Bản đạt tốc độ truyền dữ liệu cực cao, lên tới 22,9 petabit/giây (Pb/s). Một petabit bằng một triệu gigabit, đủ nhanh để truyền truyền tải toàn bộ lưu lượng truy cập từng giây của mạng Internet toàn cầu nhanh hơn gấp 22 lần so với băng thông còn lại. Thậm chí, NASA mới chỉ đạt tốc độ 46 terabit/giây, tức 0,046 Pb/s.

Để tiến tới cột mốc trên, NICT tận dụng một số công nghệ mới. Thay vì chỉ dùng một lõi truyền dữ liệu, sợi cáp chứa 38 lõi, mỗi lõi có thể truyền dữ liệu ở tổng cộng 114 kênh không gian. Mỗi chế độ ở mỗi kênh không gian được tạo thành từ 750 kênh bước sóng trên ba băng tần (S, C và L), dành cho băng thông 18,8 THz.

Công nghệ trên góp phần giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu lên 22,9 Pb/s, cao hơn gấp đôi kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2020. Nhóm nghiên cứu ở NICT cho biết hệ thống hiện tại có thể đạt tốc độ nhanh hơn lên đến 24,7 Pb/s nếu tối ưu hóa việc sửa lỗi.

Tuy nhiên, giải mã dữ liệu liên quan đến quá trình xử lý tín hiệu phức tạp, đòi hỏi phải cài đặt các thiết bị chuyên dụng gọi là bộ thu MIMO lắp đặt trên toàn mạng lưới. Trong thời gian ngắn hạn hơn, phiên bản cáp quang lõi 4 chỉ truyền dữ liệu ở một chế độ mỗi lõi tương thích với cơ sở hạ tầng hiện nay, có tốc độ hơn 1 Pb/s.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Đăng ngày: 21/04/2025
Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Đăng ngày: 19/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News