Nhật Bản mất 77 TB dữ liệu vì siêu máy tính gặp sự cố trong quá trình sao lưu thông thường
Siêu máy tính có tốc độ rất nhanh, lưu trữ được rất nhiều, nhưng khi xảy ra sự cố thì hậu quả để lại cũng rất lớn.
Đại học Kyoto là 1 trong những cơ sở nghiên cứu hàng đầu tại Nhật Bản. Tuy nhiên mới đây, họ đã mất phần lớn các tài liệu lưu trữ của mình sau khi hệ thống siêu máy tính vô tình xóa sạch 77 TB dữ liệu trong quá trình sao lưu thông thường mà họ vẫn thực hiện định kỳ.
Sự cố này xảy trong khoảng thời gian từ ngày 14/12 đến ngày 16/12 vừa qua và đã xóa khoảng 34 triệu file nằm trong 14 nhóm nghiên cứu khác nhau. Đại học Kyoto hiện đang sử dụng hệ thống máy tính Hewlett Packard Cray và hệ thống lưu trữ DataDirect ExaScaler - đều là những hệ thống được rất nhiều nhóm nghiên cứu sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Siêu máy tính của đại học Kyoto được cho là gặp sự cố trong quá trình sao lưu thông thường.
Hiện tại, không rõ những loại file nào đã bị xóa bỏ, và cũng file nào đã trực tiếp gây ra sự cố lần nào. Tuy nhiên, Đại học Kyoto cho biết dữ liệu nghiên cứu của ít nhất 4 nhóm sẽ không thể khôi phục được. Theo trang BleepingComputer cho biết, các siêu máy tính có chi phí không hề “hạt dẻ” một chút nào. Chỉ 1 giờ vận hành thôi cũng có thể tiêu tốn đến hàng trăm USD.
Đại học Kyoto vốn là một trong những ngôi trường hàng đầu tại Nhật Bản và thường xuyên nhận được những khoản tài trợ lớn để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Vì vậy, vụ việc lần này được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, khiến họ phải nhanh chóng công bố thông tin chi tiết về sự cố đáng tiếc vào giữa tháng 12 vừa qua.
Trong thông báo chính thức của họ có viết: “Kính gửi những người dùng dịch vụ siêu máy tính. Vào ngày hôm nay, một lỗi trong chương trình sao lưu hệ thống lưu trữ đã gây ra sự cố ngoài ý muốn, khiến cho một số file trong /LARGE0 bị xóa bỏ. Dù đã xử lý sự cố này, nhưng rất có thể chúng tôi đã để mất đến 100TB dữ liệu và sẽ tiếp tục điều tra thêm về mức độ ảnh hưởng mà nó gây ra”.
Đại học Kyoto vẫn đang tiếp tục điều tra để làm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của sự cố lần này.
Khác với máy tính thông thường, siêu máy tính sở hữu tốc độ nhanh hơn rất nhiều và khả năng tận dụng nhiều hệ thống máy tính để xử lý các phép toán phức tạp trong thời gian ngắn nhất. Đó là lý do vì sao nó là một công cụ giá trị đối với giới nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả mô phỏng khí hậu và khí quyển, vật lý, khoa học vaccine cùng nhiều mảng khác. Thế nhưng, cũng như nhiều loại máy móc, đồ điện tử khác, mọi tính năng dù cao cấp đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu cỗ máy gặp sự cố hoặc không hoạt động đúng cách.

Vì sao Cốc Cốc không tải được video về máy tính?
Cốc Cốc trình duyệt thuần Việt dựa trên mã nguồn của Google Chrome, Cốc cốc với nhiều chức năng rất tiện lợi như lướt web nhanh, tự gõ tiếng Việt, tải về video miễn phí…

Cách đơn giản để giữ bí mật các file cá nhân
Chỉ có một cách để giữ cho các file một cách bí mật đó là mã hóa chúng. Encrypting File System (EFS) trong hầu hết các thế hệ của Windows Vista, XP, 2000 mã hóa nội dung các file và thư mục, làm cho chúng trở lên khó khăn đối với những ng

Cách giấu số và ẩn ID người gọi trên iPhone và Android
Dưới đây là những cách giấu số điện thoại trên thiết bị iPhone hoặc Android. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhiều người ngày nay tự động từ chối nhận cuộc gọi từ số lạ, vì thế, họ có thể không trả lời cuộc gọi của bạn.

Cách bảo mật cho thiết bị Bluetooth
Với khả năng hoạt động kết nối với các thiết bị khác như một mạng không dây trong khoảng cách 9m, Bluetooth là công nghệ được tích hợp trong nhiều loại thiết bị từ điện thoại di động, thiết bị trợ giúp cá nhân PDA, máy tính xách tay cho tới các loại x

Tạo đường viền (border) bao quanh đoạn văn bản.
MS Word: QuảnTrịMạng.com tiếp tục hướng các thủ thuật trong Tin học văn phòng. Bài hôm nay sẽ hướng dẫn về Tạo đường viền (border) bao quanh đoạn văn bản và đổ màu nền cho đoạn văn bản vừa được bao đường viền.

20 trang web kỳ quặc trên thế giới
Bạn sẽ không bao giờ biết tới những trang web kỳ quặc này cho đến khi..... bạn thực sự cần chúng.
