Nhật Bản sẽ truyền điện mặt trời từ vũ trụ về Trái đất

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Kyoto sẽ thử nghiệm dùng vệ tinh truyền điện mặt trời về Trái đất dưới dạng vi sóng vào năm 2025.

Cuộc đua phát triển công nghệ truyền điện mặt trời thu thập trong không gian về Trái đất đang nóng lên trên toàn cầu. Tại Nhật Bản, tập đoàn của Hiroshi Matsumoto, cựu hiệu trưởng Đại học Kyoto, đang dẫn đầu nghiên cứu về công nghệ này. Sau đó, giáo sư Naoki Shinohara ở Đại học Kyoto tiếp tục nghiên cứu, Nikkei hôm 27/5 đưa tin.

Nhật Bản sẽ truyền điện mặt trời từ vũ trụ về Trái đất
Mô phỏng hệ thống sản xuất điện mặt trời trong không gian. (Ảnh: Yahoo).

Năm 2009, nhóm của Shinohara sử dụng khí cầu để truyền điện từ độ cao 30 m tới điện thoại di động trên mặt đất. Cũng trong năm này, Shinohara được bổ nhiệm đứng đầu hội đồng công nghệ của dự án từ Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp, nhằm phát triển phương pháp cung cấp điện không dây. Các nhà khoa học trong dự án thực hiện thành công thí nghiệm truyền điện vi sóng theo phương ngang vào năm 2015 và phương dọc vào năm 2018, cả hai đều từ khoảng cách 40m. Họ sẽ thử truyền điện theo phương dọc ở khoảng cách 1 - 5km trong tương lai.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang lên thí nghiệm truyền điện từ không gian về Trái đất trong năm 2025. Họ sẽ sử dụng vệ tinh nhỏ để đưa điện tới trạm thu nhận trên mặt đất ở khoảng cách hàng trăm km.

Ý tưởng thu thập điện mặt trời trong không gian được các nhà vật lý Mỹ đề xuất vào năm 1968. Biện pháp của họ là phóng pin quang năng vào vũ trụ để sản xuất điện ở độ cao 36.000 km. Năng lượng mặt trời được biến đổi thành vi sóng, loại bức xạ điện từ dùng trong lò vi sóng, và truyền tới trạm thu nhận trên mặt đất để chuyển lại thành điện. Vi sóng có thể truyền qua những đám mây, tạo thành nguồn cung cấp điện ổn định bất kể thời gian trong ngày và thời tiết.

Giới nghiên cứu đang tìm cách thương mại hóa công nghệ trên. Cả Phòng thí nghiệm nghiên cứu Không quân Mỹ và Viện Công nghệ Califonira đều theo đuổi những dự án quy mô lớn. Tương tự, Đại học Trùng Khánh ở Trung Quốc và Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng lên kế hoạch riêng để truyền điện từ không gian về Trái đất trong tình hình khủng hoảng năng lượng dẫn tới mối quan tâm ngày càng tăng đối với năng lượng mặt trời trong vũ trụ.

Tuy nhiên, chi phí vẫn là một thách thức thức lớn. Sản xuất khoảng một gigawatt điện (tương đương một lò phản ứng hạt nhân) thông qua năng lượng mặt trời đòi hỏi pin quang năng có kích thước lớn. Ngay cả với công nghệ cao hơn, lắp đặt nhiều pin như vậy nhiều khả năng tiêu tốn hơn 7,1 tỷ USD.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do con người có thể không còn nhìn thấy sao trời

Lý do con người có thể không còn nhìn thấy sao trời

Các nhà khoa học cảnh báo rằng do ô nhiễm ánh sáng, khả năng nhìn thấy vũ trụ vào ban đêm của con người có thể bị xóa sổ chỉ sau 20 năm.

Đăng ngày: 30/05/2023
Phát nổ xong, ngôi sao

Phát nổ xong, ngôi sao"'hồi sinh" thành bóng ma bay ngang trời

Trong quá trình nghiên cứu về lỗ đen, các nhà khoa học châu Âu đã tìm thấy một vật thể đáng sợ và hiếm thấy hơn: Một ngôi sao chết biến hình thành chuẩn tinh " chạy trốn".

Đăng ngày: 29/05/2023
Kính viễn vọng Hubble phát hiện một loại hố đen chưa từng tồn tại

Kính viễn vọng Hubble phát hiện một loại hố đen chưa từng tồn tại

Dữ liệu mới nhất do kính viễn vọng Hubble gửi về cho thấy một hố đen khối lượng trung bình rất có thể đang ẩn nấp trong cụm sao Messier 4.

Đăng ngày: 29/05/2023
Hình ảnh chi tiết hiếm thấy về vết đen Mặt trời

Hình ảnh chi tiết hiếm thấy về vết đen Mặt trời

Các hình ảnh mới chụp bề mặt Mặt trời tiết lộ các vết đen và một số cấu trúc khác với mức độ chi tiết nhất từ trước đến nay, CNN đưa tin hôm 25/5.

Đăng ngày: 29/05/2023
Lý do tàu đổ bộ Mặt trăng của Nhật Bản thất bại dù chỉ còn cách 5km

Lý do tàu đổ bộ Mặt trăng của Nhật Bản thất bại dù chỉ còn cách 5km

Nếu sự cố không xảy ra, Hakuto-R sẽ là tàu đổ bộ đầu tiên do tư nhân sản xuất đáp xuống Mặt Trăng thành công.

Đăng ngày: 29/05/2023
Bao giờ lại có thiên thạch đâm vào Trái đất?

Bao giờ lại có thiên thạch đâm vào Trái đất?

Trong 1.000 năm, sẽ không có tiểu hành tinh nào lớn hơn một km va vào Trái đất, nhưng có thể có những thiên thạch nhỏ hơn.

Đăng ngày: 28/05/2023
Tên lửa đầu tiên trên thế giới dùng nhiên liệu từ than đá

Tên lửa đầu tiên trên thế giới dùng nhiên liệu từ than đá

Tên lửa Tianlong-2 của startup Trung Quốc Space Pioneer phóng thành công lần đầu tiên hồi tháng 4 với nhiên liệu là dầu kerosene hàng không gốc than đá.

Đăng ngày: 27/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News