Nhật Bản tạo ra bê tông không phát thải CO2

Theo phóng viên tại Tokyo, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản vừa thông báo đã tìm ra cách chế tạo bê tông gần như không phát thải carbon dioxide (CO2) trong quá trình sản xuất.

Nhóm các nhà khoa học, chủ yếu đến từ Đại học Tokyo và Đại học Hokkaido, cho biết loại vật liệu làm bê tông này hấp thụ nhiều CO2 hơn phát thải. Hiện các nhà khoa học đang tìm cách đạt được chứng nhận từ Luật Tiêu chuẩn Xây dựng cho loại vật liệu này, với mục tiêu đưa vào sử dụng thực tế trong xây dựng từ năm tài chính 2029.

Nhật Bản tạo ra bê tông không phát thải CO2
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản vừa đã tìm ra cách chế tạo bê tông gần như không phát thải carbon dioxide trong quá trình sản xuất. (Ảnh: asahi.com).

Theo Giáo sư nghiên cứu vật liệu xây dựng Takafumi Noguchi tại Đại học Tokyo, thành viên của nhóm nghiên cứu, yêu cầu tối thiểu để thương mại hóa bê tông không phát thải CO2 đã được đáp ứng.

Hiện nay, quá trình sản xuất bê tông không thể tránh khỏi việc phải thải CO2.

  • Đầu tiên là do việc sản xuất xi măng, một thành phần chính của bê tông, chắc chắn dẫn đến phát thải CO2. Quá trình nung hỗn hợp đá vôi hoặc calcium carbonate trộn với đất sét và các vật liệu khác để làm bê tông cũng giải phóng CO2 do quá trình phân hủy nhiệt của calcium carbonate.
  • Ngoài ra, việc đốt nhiên liệu hóa thạch để đạt đến nhiệt độ nung yêu cầu là 1.450 độ C cũng làm tăng lượng phát thải CO2. Vì vậy, lượng phát thải CO2 từ ngành công nghiệp xi măng là rất lớn và chiếm khoảng 4% tổng lượng phát thải của Nhật Bản.

Để giảm bớt lượng khí thải đó, các nhà khoa học đã tìm cách phát triển một loại bê tông có quy trình sản xuất không cần nung ở nhiệt độ cao. Theo phương pháp sản xuất thay thế này, chất thải bê tông được nghiền nhỏ và tiếp xúc với CO2, nhằm tạo ra calcium carbonate từ calcium có trong chất thải. Sau đó, hỗn hợp này được định hình và nén để các hạt calcium carbonate liên kết và đông đặc lại. Ở giai đoạn cuối, nhiệt sẽ được sử dụng để hoàn tất quá trình.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng vật liệu bê tông được sản xuất bằng kỹ thuật này thải ra ít CO2 hơn lượng nó có thể hấp thụ.

Trong thông báo ngày 30/10, các thành viên trong nhóm cho biết, loại bê tông của họ đáp ứng các tiêu chí về độ bền theo quy định của Luật Tiêu chuẩn Xây dựng. Các nhà nghiên cứu hiện đang đánh giá hiệu suất của vật liệu bê tông khi kết hợp với ống thép và các phụ kiện khác để sử dụng làm trụ cột xây dựng.

Giáo sư Noguchi cho biết nhóm sẽ nỗ lực cải thiện hiệu quả sản xuất đồng thời đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ thống giám sát côn trùng của tiến sĩ người Việt

Hệ thống giám sát côn trùng của tiến sĩ người Việt

Với khả năng theo dõi hành vi của côn trùng ở tốc độ cao, hệ thống này giúp nghiên cứu về sự suy giảm quần thể côn trùng, đa dạng sinh học hoặc phát triển robot lấy cảm hứng từ côn trùng.

Đăng ngày: 25/10/2024
Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người

Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người

TS Đỗ Thanh Nhỏ cùng cộng sự Đại học New South Wales, Australia thiết kế trái tim nhân tạo tâm thất trái, có khả năng mô phỏng chuyển động, áp suất máu và dòng chảy như trái tim thật.

Đăng ngày: 22/10/2024
Thiết kế nhà có thể chịu được bão cấp 5

Thiết kế nhà có thể chịu được bão cấp 5

Khi Florida liên tiếp trải qua bão mạnh, những ngôi nhà hình vòm và hình tròn đã vượt qua bài kiểm tra độ bền, cung cấp giải pháp hiệu quả để đối phó thời tiết cực đoan.

Đăng ngày: 19/10/2024
Thạc sĩ Việt chế tạo máy gọt vỏ chanh tự động

Thạc sĩ Việt chế tạo máy gọt vỏ chanh tự động

Thạc sĩ Trần Lê Trung Chánh, trường Bách khoa, Đại học Cần Thơ chế tạo máy gọt vỏ chanh tự động bước đầu dạng mô hình đạt 240 trái trong một giờ.

Đăng ngày: 13/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

Singapore, quốc gia không có nguồn nước ngọt tự nhiên, đã thành công trong việc quản lý nước bằng cách phát triển bốn trụ cột cung cấp nước và công nghệ khử muối tiên tiến.

Đăng ngày: 03/10/2024
Bè năng lượng hỗn hợp cung cấp điện cho 1.000 nhà mỗi ngày

Bè năng lượng hỗn hợp cung cấp điện cho 1.000 nhà mỗi ngày

Bè có tên HEC khai thác năng lượng sóng, gió và mặt trời, mang lại khả năng sản xuất điện ổn định với tổng công suất khoảng 1 MW.

Đăng ngày: 03/10/2024
Quá trình phát triển của ngành dệt may

Quá trình phát triển của ngành dệt may

Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo các nh&agra

Đăng ngày: 02/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News