Nhật Bản tạo ra wafer chip nhớ kim cương, lưu trữ lượng dữ liệu tương đương 1 tỷ đĩa Blu-Ray

Đó là thành quả của Adamant Namiki Precision Jewel Co. cùng những nhà nghiên cứu của đại học Saga, Kyushu, Nhật Bản. Nhờ những nghiên cứu này, họ đã tìm ra cách sản xuất hàng loạt những tấm wafer chip nhớ kim cương nhân tạo đường kính 5cm. Dạng wafer này là giải pháp đầy hứa hẹn để phục vụ những hệ thống lưu trữ và điện toán lượng tử.

Vấn đề của lưu trữ trong máy tính lượng tử bây giờ là mức độ tinh khiết của tinh thể carbon trong kim cương nhân tạo. Nếu những tấm chip nhớ có quá nhiều nitrogen, khả năng lưu trữ dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng. Còn giải pháp wafer kim cương vừa được người Nhật tạo ra này có độ tinh khiết 3 trên 1 tỷ, tức là cứ 1 tỷ nguyên tử trên tấm wafer thì chỉ được phép có không quá 3 nguyên tử ni tơ.


Con chip này được các nhà khoa học đặt tên là Kenzan Diamond.

Nhờ đó, tấm wafer đường kính 5cm này có thể lưu trữ 25 exabyte dữ liệu, tương đương lượng dữ liệu của 1 tỷ chiếc đĩa Blu-Ray 1 lớp, dung lượng 25GB. Nó được các nhà khoa học đặt tên là Kenzan Diamond. Để dễ so sánh hơn, tấm wafer chỉ to gấp ba lần đồng tiền xu này có thể lưu trữ lượng dữ liệu tương đương với 25 triệu chiếc ổ SSD NVMe 1TB anh em đang dùng hàng ngày.

Cho tới trước khi người Nhật tạo ra được tấm wafer kích thước "khổng lồ" như thế này, những giải pháp bộ nhớ kim cương nhân tạo đủ đạt chuẩn để được ứng dụng trong máy tính lượng tử thường chỉ có diện tích vỏn vẹn 4 milimet vuông. Vậy nên mới nói dù đường kính chỉ có 5cm, nhưng kích thước wafer này thực sự khổng lồ. Nhờ những giải pháp mới, có thể trong tương lai rất gần, những lợi ích của máy tính lượng tử so với máy tính điện toán truyền thống sẽ trở thành hiện thực, ví dụ như ứng dụng qubit với những giá trị nằm giữa 0 và 1 để thực hiện tính toán cực nhanh.

Wafer chip nhớ kim cương giờ được sản xuất bằng cách “trồng” tinh thể carbon trong bể chứa, tạo ra những tấm kim cương nhân tạo phẳng và mỏng. Đối với ngành kim cương nhân tạo nói chung, để tăng tỷ lệ trồng thành công, con người cần đưa thêm nitrogen vào làm xúc tác. Nhưng cũng chính vì chất xúc tác này, độ tinh khiết của chip nhớ kim cương không đủ để lấy kim cương nhân tạo thông thường ứng dụng cho máy tính lượng tử.

Vấn đề cơ bản của quy trình sản xuất chip nhớ kim cương là dưới áp lực lớn, tấm kim cương nhân tạo phẳng và mỏng có thể bị nứt dưới áp lực, từ đó giảm khả năng hoạt động khi dùng với máy tính lượng tử. Đối với giải pháp mới, nhóm nghiên cứu Nhật Bản dùng bể chứa được thiết kế giống những bậc cầu thang để giảm thiểu tối đa áp lực khi trồng, từ đó tạo ra được wafer kích thước lớn hơn nhiều.

Adamant Namiki có kế hoạch sản xuất thương mại hoá Kenzan Diamond ngay trong năm 2023, cùng lúc họ đang tìm cách sản xuất những tấm wafer chip nhớ kim cương với đường kính tăng gấp đôi hiện tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc lần đầu thử nghiệm thành công tàu siêu tốc chở khách có thể bay trong đường ống chân không với tốc độ 1.000km/h.

Đăng ngày: 24/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News