Nhát cắn của mối nhanh nhất thế giới

Mối Panamanian không chỉ nhanh nhất miền Tây, mà trên toàn thế giới. Chúng có thể cắm quai hàm của mình vào kẻ xâm nhập với tốc độ 157 mph (70 mét trên giây), tiêu diệt kẻ địch chỉ với một nhát cắn.

Các nhà nghiên cứu cần đến một máy quay tốc độ cao 40.000 khung hình trên giây để quan sát sự tấn công bàm hàm trên của loài mối này.

Thành viên nhóm nghiên cứu Marc Seid, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại Học viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian, cho biết: “Rất nhiều sâu bọ di chuyển nhanh hơn khả năng mắt người nhìn được, vì vậy từ đầu chúng tôi đã biết phải cần đến máy quay tốc độ cao để quan sát tập tính của chúng. Tuy nhiên chúng tôi không ngờ chúng có thể nhanh đến vậy”.

Loài mối Panamanian có “bộ hàm” nhanh nhất từng được biết đến. Loài mối này cần đến khả năng tấn công nhanh như vậy để bảo vệ bản thân vì kích thước nhỏ của chúng khiến việc tạo ra đủ lực để gây tổn thương cho kẻ địch rất khó khăn.

Jeryemy Niven, thành viên nhóm nghiên cứu đồng thời là nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại STRI, cho biết: “Để tạo ra một lực tác động lớn với một vật thể nhỏ, bạn cần đạt đến một tốc độ rất cao”.

Nhát cắn của mối nhanh nhất thế giới
Một con mối Panamanian tấn công kể xâm nhập tổ của nó. Hàm trên của nó nhanh nhất thế giới và có thể tiêu diệt kẻ địch chỉ với một nhát cắn. (Ảnh: LiveScience)

Vì những con mối thợ đối mặt với kẻ địch trong những đường hầm hẹp và có rất ít không gian để lẩn tránh cũng như rất ít thời gian để hoang phí. Khả năng tấn công chí mạng này đặc biệt hiệu quả, mặc dù nó chỉ có thể sử dụng ở khoảng cách ngắn.
.
Lực tấn công được tạo ra bằng cách làm biến dạng quai hàm. Hàm của chúng nghiến chặt cho đến khi ra đòn. Chiến lược tập trung năng lượng từ cơ bắp để tạo ra chuyển động cực nhanh cũng được châu chấu, kiến và ve sầu sử dụng.

Niven nhận định: “Những con mối cần tập trung năng lượng để tạo ra một lực phá hủy. Chúng tập trung năng lượng vào quai hàm những chúng tôi vẫn chưa biết bằng cách nó – đó là câu hỏi tiếp theo”.

Seid kết luận: “Về cơ bản, chúng tôi rất quan tâm đến sự tiến hóa não của mối thợ và làm thế nào chúng có thể sử dụng nhiều loại phòng vệ khác nhau”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology số ngày 25 tháng11, do phòng thí nghiệm sinh học thần kinh của Smithsonian tại Panama thực hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News