Nhật lập kỷ lục truyền dữ liệu Internet nhanh nhất
Các kỹ sư Nhật Bản phá kỷ lục thế giới dành cho tốc độ Internet nhanh nhất khi đạt tốc độ truyền dữ liệu 319 terabit/giây (Tb/s) qua sợi cáp quang.
Kỷ lục được thiết lập trên hơn 3.000 km sợi cáp quang và thích hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang hiện nay. Tốc độ mới nhanh gấp gần hai lần kỷ lục trước đây là 178 Tb/s đạt được cách đây chưa đầy một năm và nhanh gấp 7 lần kỷ lục trước nữa 44,2 Tb/s từ chip quang học. Để so sánh, tốc độ kết nối Internet nhanh nhất hiện nay trong các hộ gia đình là 10 Gb/s ở một số nơi tại Nhật Bản, New Zealand và Mỹ.
Nhóm nghiên cứu sử dụng cáp quang nhiều lõi có đường kính tương tự cáp quang một lõi tiêu chuẩn. (Ảnh: Depositphotos).
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Quốc gia Nhật Bản đạt đột phá mới về tốc độ đường truyền thông qua sử dụng cơ sở hạ tầng cáp quang hiện nay kết hợp với công nghệ tiên tiến. Họ dùng 4 lõi, ống thủy tinh truyền dữ liệu bên trong sợi cáp, thay vì một lõi như tiêu chuẩn. Tín hiệu được chia thành nhiều bước sóng truyền đồng thời, ứng dụng kỹ thuật mang tên ghép kênh phân chia bước sóng (WDM). Các nhà nghiên cứu cũng dùng nhiều công nghệ khuếch đại quang học để kéo dài khoảng cách truyền dữ liệu.
Hệ thống bắt đầu hoạt động với một thiết bị laser hình lược tạo ra 552 kênh ở những bước sóng khác nhau. Ánh sáng này sau đó truyền qua điều biến phân cực kép, làm chậm một số bước sóng để tạo ra các chuỗi tín hiệu khác nhau. Mỗi chuỗi tín hiệu sau đó truyền vào một trong 4 lõi của sợi cáp quang.
Dữ liệu truyền dọc khoảng 70km sợi cáp quang trước khi gặp thiết bị khuếch đại quang học để duy trì tín hiệu mạnh suốt quãng đường dài. Tại đây, dữ liệu truyền qua hai loại thiết bị khuếch đại quang học, một loại là bộ khuếch đại sợi pha tạp erbium và loại còn lại pha tạp thulium, trước khi trải qua quá trình chung gọi là khuếch đại Raman. Chuỗi tín hiệu được dẫn vào đoạn mới của cáp quang. Quá trình lặp lại cho phép nhóm nghiên cứu truyền dữ liệu qua khoảng cách 3.001km.
Sợi cáp quang 4 lõi có đường kính tương tự cáp quang một lõi tiêu chuẩn nếu tính cả vỏ bảo vệ. Điều đó có nghĩa công nghệ này có thể áp dụng với cơ sở hạ tầng cáp quang hiện nay. Nhóm nghiên cứu công bố thành tựu trên tạp chí International Conference on Optical Fiber Communications.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
